- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf., thuộc họ Nấm lỗ - Polyporaceae.
Mô tả
Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm.
Bộ phận dùng
Quả thể nấm - Poria, thường gọi là Phục linh.
Thường người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới một lớp đất mặt 20 - 30cm. Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khí hậu ấm áp, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn toi xốp. Đã tìm thấy ở Hà Giang, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Gia Lai. Đang nghiên cứu trồng ở Sapa, Tam Đảo. Thu hoạch nấm vào tháng 10 - 11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2 - 3mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang.
Thành phần hóa học
Trong quả thể Phục linh có acid pachymic, acid tumulosic, acid eburicoic, acid pinicolic, pachyman.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh.
Liều dùng
9 - 15g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Đẳng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Đại táo, đều 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10 - 12g.
Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phù, bụng trướng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì), vỏ quả Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15 - 20g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Bài viết cùng chuyên mục
Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt
Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu
Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Nhân trần Trung Quốc: chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật
Dùng chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật như vàng da đái ít, viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản; còn dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa.
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Guồi tây, cây thuốc đắp mụn nhọt
Lá có độc, khi đem hơ nóng, được dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt, Thịt quả trắng, có nhiều dịch, rất thơm, vị chua, dùng ăn ngon
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ
Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.
Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng
Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm
Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Mua thường, giải độc thu liễm
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới
Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau
Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.
Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn
Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù