Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

2018-07-30 04:09 PM

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phù dung - Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông - Malvaceae.

Mô tả

Cây bụi hoặc cây nhỏ, cao 2 - 5m, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le, phiến lá có 5 thuỳ, rộng tới 15cm, gốc hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới, gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, dẹp, mọc riêng lẻ hay tụ họp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng ðến chiều ngả sang màu hồng ðỏ. Quả hình cầu có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.

Hoa tháng 8 - 10, quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Hibisci Mutabilis, gọi là Phù dung diệp. Hoa và rễ, hạt cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Ấn Độ, được dùng làm cảnh, trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô tán bột. Hoa hái khi mới nở, phơi khô. Vỏ rễ thu vào mùa thu - đông, phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong hoa có các flavonoid, trong hoa và lá đều có chất nhầy dính.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bài nung, luông huyết, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ. Dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi, viêm hạch bạch huyết, viêm ruột thừa, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa cấp tính, bỏng nước sôi, bỏng lửa, rắn độc cắn, đòn ngã tổn thương.

Liều dùng

30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp, hoặc dùng bột lá, hoa khô luyện thành bột nhão hoặc làm cao bôi.

Ghi chú

Còn một loài khác được trồng là Phù dung đẹp, Mỹ lệ phù dung, Râm bụt ấn - Hibiscus indicus(Burm f.) Hochr., có hoa cũng biến màu (trắng, hồng hay đỏ) như Phù dung nhưng lá đài phụ dài đến 2 - 3,5cm. Rễ của loài này được dùng làm thuốc tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết, dùng trị bụng đầy, đái dắt, đái ra máu; lá được dùng trị ung sang thũng độc.

Bài viết cùng chuyên mục

Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau

Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho

Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt

Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho

Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích

Bả chuột, cây có độc diệt chuột

Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.

Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho

Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.

Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc

Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc

Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp

Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo

Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống

Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.

Kro: thuốc trị sốt rét

Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.

Mía: tác dụng nhuận tràng

Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.

Gạo: cây thuốc bổ âm

Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương

Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Ngâu: chữa sốt vàng da

Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.

Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú

Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.

Đùng đình: cây thuốc lành vết thương

Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.