Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

2018-07-30 01:50 PM
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phấn phòng  kỷ, Củ dòm, Củ gà ấp - Stephania tetrandra S Moore, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.

Mô tả

Dây leo sống nhiều năm có rễ củ nằm ngang mặt đất, thuôn dài hơn củ bình vôi, hình giống tư thế con gà mái đang ấp trứng, khi cắt ngang có màu vàng rõ hơn, ít xơ hơn, đường kính tới 6cm. Thân mềm, có thể dài tới 2,5 - 4m; vỏ thân màu xanh nhạt, phía gốc hơi đỏ. Lá mọc so le, hình khiên, dài 4 - 6cm, rộng 4,5 - 6cm. Gốc hình tim, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá đều có lông mềm, toàn màu lục, mặt dưới màu tro; gân gốc 5. Hoa nhỏ mọc thành tán đơn, khác gốc, hoa đực có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị; hoa cái có bao hoa nhỏ như hoa đực và một lá noãn. Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu đỏ.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Stephaniae Tetrandrae, thường có tên là Phấn phòng kỷ.

Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Chỉ gặp trong rừng cây bụi, trên núi đá vôi ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hà Tây, Hà Bắc, Quảng Ninh. Người ta thu hái rễ quanh năm, rửa sạch dùng tươi hay thái phiến và phơi khô.

Thành phần hoá học

Có các alcaloid tetrandrine, fenchinoline, cyclanoline, dimetyl tetradrine và berbamine.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, khư phong trừ thấp, tán ứ chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: 1. thủy thũng, giảm niệu;

Phong thấp tê đau; 3. Đau dạ dày, loét hành tá tràng; 4. Viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ; 5. Viêm tuyến nước bọt, sưng amygdal. 6. Đau thần kinh; 7. Bệnh đường niệu sinh dục, bạch đới; 8. Huyết áp cao. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, cụm nhọt.

Liều dùng

5 - 15g. Dạng thuốc sắc.

Dân gian thường dùng rễ sắc nước uống chữa đau lưng, mỏi nhức chân, đau hông, đau bụng (uống vào ngủ rất say).

Dùng đắp chỗ sưng, bắp chuối, nhọt cứng, apxe do tiêm (lẫn tí muối, gừng), dùng cho gia súc như trâu bò uống mỗi khi chúng kém ăn, chê cỏ.

Có nơi còn dùng củ băm nhỏ nấu nước uống chữa kiết lỵ ra máu, đau bụng kinh niên và đau dạ dày.

Đơn thuốc

thủy thũng sưng chân tay: Phấn phòng kỷ, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo (nướng) mỗi vị 6g, sắc uống.

Đau thần kinh: Phấn phòng kỷ 23g, Diphenhydraninum 25mg, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Ghi chú

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S. Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ.

Bài viết cùng chuyên mục

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt

Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt

Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá

Mẫu thảo mềm: cây thuốc đông y

Cây thảo nhỏ có thân bò, với các lông rất dài, phủ đầy lông trắng, mềm. Lá mọc đối, không cuống, nửa ôm thân, xoan kéo dài, tù, có lông mềm ở cả hai mặt.

Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương

Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho

Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết

Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ

Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau

Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc

Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu

Cải rừng bò lan: cây thuốc

Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Luân kế: hoạt huyết tán ứ

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.

Giáng hương, cây thuốc điều kinh

Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa

Âm địa quyết

Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ

Cang mai: chữa ho, cảm sốt

Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng

Lấu bà: thuốc chữa băng huyết

Cây nhỡ cao đến 4m; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông ngắn nâu đỏ. Lá có phiến bầu dục to, dài 15 đến 21cm, mặt dưới có lông dày ở gân; cuống dài 1,3cm.

Muống biển: trừ thấp tiêu viêm

Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.

Kê chân vịt, thuốc làm săn da

Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da