Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

2018-07-30 01:50 PM

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phá cố chỉ, Bổ cốt chi, Đậu miêu - Psoralea corylifolia L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, mọc hàng năm, cao 0,5 - l,50m. Thân hình trụ, có lông. Lá mọc so le, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, dài 4 - 9cm, rộng 3 - 6cm. Hoa màu tím nhạt, mọc thành bông dạng chùy ở nách lá và ngọn thân. Quả hình trứng màu đen. Hạt hình thận màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng.

Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Psoraleae, thường gọi là Bổ cốt chi.

Nơi sống và thu hái

Loài phổ biến ở ả Rập, Pakistan tới Xri Lanca, ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Gặp nhiều ở dưới tán rừng, dọc các đường đi, có gặp ở Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Nội. Cũng thường được trồng vào mùa xuân, lấy thân lá làm phân xanh và hạt làm thuốc.

Thành phần hoá học

Hạt chứa psorallen, isopsoralen, corylitblin, corylifolinin, bakuchalcone, isoneobavachalcone.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, đắng, tính rất ấm; có tác dụng ôn thận tráng dương, nạp khí chỉ tả.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển, bệnh mụn cơm, ngứa sần, rụng tóc. Ngày dùng 10 - 12g sắc hoặc tán bột làm viên uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Lục lạc kim: trị đau mình mẩy

Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.

Cà gai leo, trị cảm cúm

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Bèo tấm: giải cảm sốt

Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.

Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.

Mao lương: tiêu phù tiêu viêm

Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ

Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.

Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau

Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Kro: thuốc trị sốt rét

Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.

Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm

Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu

Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh

Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.

Ná nang, chữa ngứa và nấm da

Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Mức chàm: tác dụng cầm máu

Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.

Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón

Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt

Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.