- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu
Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ớt làn lá to, Mức trâu, Cây hạnh phúc, Đuôi dơi, Dùi đôi, Thần linh lá to - Kibatalia anceps (Dunn et Williams) Woods. (Paravallaris macrophylla Pierre ex Pit.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao 2 - 4m, không lông; mủ trắng. Lá có phiến to, dài 20 - 35cm, gốc từ từ hẹp trên cuống, gân phụ cách nhau 8 - 10mm. Hoa mọc thành xim ở nách lá, trục dài sau khi hoa nở; hoa trắng hay vàng nhạt, đài cao 3 - 4mm, ống tràng 1cm với các thuỳ dài 12 - 14cm. Quả đại đôi, rẽ ngang, dài 10 - 18cm, rộng 7 - 8mm; hạt dài 18mm, có mũi dài 4cm, mang mào lông hướng ngược dài 5cm.
Ra hoa tháng 9, có quả tháng 3 - 4.
Bộ phận dùng
Nhựa mủ và thân cây - Latex et Caulis Kibataliae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng và ven rừng, trên các đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng, tới độ cao 700m, nhiều nơi ở Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Bắc Thái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An. Người ta thường dùng nhựa mủ; còn thân cây có thể thu hái quạnh năm, phơi khô.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn. Thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu. Ngày uống 6 - 12 g tán bột hoặc nấu cao uống. Có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác như Bòn bọt 10g, Khúc khắc 10g, Mắc cơ 10g, Bạch đồng nữ 8g, Tơ hồng 8g.
Bài viết cùng chuyên mục
Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng
Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng
Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa
Cánh nỏ: cây thuốc
Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn
Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau
Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ
Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.
Mua núi: làm thuốc uống hạ sốt
Ở Campuchia, nhân dân ở vùng núi Đậu khấu, ở độ cao 700m thường ăn quả chín và dùng rễ làm một loại thuốc uống hạ sốt.
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm
Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.
Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu
Cỏ bươm bướm: dùng trị bệnh tâm thần động kinh
Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau
Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương
Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su
Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng
Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.
Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan
Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp
Chuối cô đơn: dùng chữa toàn thân bị phù
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau