Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét

2018-07-29 10:52 AM

Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ớt - Capsicum frutescens L. (C. annum L.), thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây bụi nhỏ cao 0,5 - 1m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá, thường đơn độc, ít khi thành đôi. Đài hợp hình cái chuông. Tràng hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thuỳ, màu trắng hay vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2 - 3 ô. Quả mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tuỳ thứ. Hạt hình thận dẹp.

Bộ phận dùng

Quả, rễ, thân, cành - Fructus, Radix, Caulis et Ramulus Capsici Frutescentis.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Nam Mỹ châu (Brazil) được nhập từ lâu, nay phổ biến khắp nơi. Ta thường dùng quả làm gia vị, dùng tươi hay phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Thành phần hoá học

Vỏ quả chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), adenine, betaine và cholien. Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200 - 400mg%.

Tính vị, tác dụng

Quả ớt có vị cay, tính nóng; có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu; dùng ngoài làm thuốc chuyển máu và gây xung huyết. Rễ hoạt huyết tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả ớt dùng trị ỉa chảy hắc loạn, tích trệ, sốt rét. Lá ớt dùng trị sốt, trúng phong bất tỉnh và phù thũng.

Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc long đờm trị giun ký sinh cho trẻ em và làm thuốc hạ nhiệt.

Ở Trung Quốc, quả dùng trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột trướng khí, ăn uống không tiêu. Rễ dùng ngoài trị nẻ da. Lá trị thủy thũng. Hạt trị phong thấp.

Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung, thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng ngoài chữa ho co cứng, một số chứng bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, đau lưng, thống phong.

Cách dùng

Quả dùng uống trong với liều thấp (để tránh gây nôn mửa, ỉa chảy, viêm dạ dày và thận). Có thể dùng bột ớt 0,30g - 1g trong 1 ngày, dạng viên, hoặc dùng cồn thuốc (1 phần ớt, 2 phần cồn 33), hoặc dùng 1 - 4g hàng ngày trong một pôxiô, hoặc dùng nấu ăn. Nếu dùng ngoài, dùng cồn thuốc tươi để bó hoặc dùng bông mỡ sinh nhiệt trong chứng đau thần kinh do thấp khớp hay ngộ lạnh. Lá giã nát vắt lấy nước cốt uống trị sốt, trúng phong bất tỉnh và trị rắn cắn (dùng bã đắp ngoài). Lá sao vàng sắc uống trị phù thũng. Ngày dùng 20 - 30g.

Đơn thuốc

Chữa cá trê đâm: Dùng trái ớt chín, đâm ra lấy chất cay chà vào vết bị cá đâm, sẽ giảm đau liền. (An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho

Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng

Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày

Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển

Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm

Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng

Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng

Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Đa lông, cây thuốc giảm phù

Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng

Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng

Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai

Dứa: cây thuốc nhuận tràng

Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.

Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Kim ngân lá mốc, thuốc chữa viêm đường hô hấp

Ở Trung quốc, người ta thường dùng chữa viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, cảm cúm truyền nhiễm, sưng amygdal, viêm tuyến vú cấp tính

Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt

Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.

Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ

Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân

Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Đơn trà: cây thuốc

Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc

Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.