- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu
Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu
Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ổ sao dãy, Thạch kiếm, ổ nang nhỏ Fortune - Microsorum fortunei (Moore) Ching, thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.
Mô tả
Cây cao 25 - 70cm. Thân rễ leo, có vẩy rất thưa, hay gần nhẵn; vẩy hình ngọn giáo, gốc tròn. Lá có cuống ngắn (nhiều nhất 8cm), màu vàng rơm, không có cánh, phiến lá hình dải - ngọn giáo, dài 30 - 45cm, rộng 2 - 5cm, thắt dần về hai đầu, mép nguyên; cấu trúc dầy, hơi dai, gân lá rõ ít nhiều, gân bên không rõ mấy. ổ túi bào tử tròn, rộng, nhiều khi mang vẩy, xếp thành hai dãy gần sống lá. Bào tử hình trái xoan, không màu, có u nhỏ.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Microsori.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Cũng gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất là ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai và phía bắc tỉnh Cao Bằng. Chúng mọc thành các đám lớn trên các vách đá hay bám trên cành cây gỗ trong rừng. Cũng phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, như ở Kon Tum. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô cất dành.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết. Ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, khư phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Còn ở Vân Nam, toàn cây được xem như có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, thông lâm, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Hương Cảng (Trung Quốc) cây được dùng chữa: 1. Bệnh đường tiết niệu, vàng da; 2. Viêm khí quản, áp xe phổi; 3. Kiết lỵ, trĩ xuất huyết; 4. Ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam; 5. Bạch đới, thấp khớp đau nhức xương. Liều dùng 15 - 30g. Dạng thuốc sắc. Đối với người ốm yếu dùng phải thận trọng. Dùng ngoài trị đòn ngã sưng tấy, gãy xương, rắn cắn, lao hạch bạch huyết, mụn nhọt và viêm mủ da. Giã cây tươi và đắp vào chỗ đau.
Ở Thiểm Tây (Trung Quốc) cây dùng trị viêm tuyến hạch, tiểu tiện bất lợi, phong thấp tê đau, đau đầu, ngoài da lở ngứa gãy xương sườn.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng trị nhiệt lâm, băng đới, thổ huyết, nục huyết, nhiệt lỵ, trĩ huyết, phù thũng, ho lao, phong thấp đau xương, san thũng, cảm nhiễm niệu đạo.
Đơn thuốc
Viêm nhiễm đường tiết niệu: ổ sao dãy, Bòng bong, Mã đề mỗi vị 30g. Sắc uống.
Vàng da: ổ sao dãy 90g sắc uống, thêm ít đường đỏ.
Áp xe phổi: ổ sao dãy 90g, Diếp cá 60g, sắc uống, thêm một lượng vừa đủ đường kính.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Cỏ gạo: hạt làm thức ăn
Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Ngọc vạn: cây thuốc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Bhutan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam
Móng bò Hậu Giang, uống chữa đau bụng
Cây có vài thứ, riêng thứ baccacensis phân bố ở Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu
Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Nạp lụa, chữa đậu sởi
Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp