Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

2018-07-29 10:27 AM

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ô rô nước - Acanthus ilicifolius L., thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 0,5 - 1,5m, thân tròn màu xanh, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, sát thân, hầu như không cuống, phiến cứng, mép lượn sóng, có răng cưa không đều và có gai nhọn. Hoa màu xanh lam hay trắng, xếp 4 dãy thành bông. Quả nang dạng bầu dục, màu nâu bóng, có 4 hạt dẹp, có vỏ trắng trắng và xốp.

Mùa hoa quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, búp non và toàn cây - Herba Acanthi Ilicifolii.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở vùng ven sông, vùng biển nước lợ, ở dọc bờ biển nước ta. Có khi gặp mọc ven sông suối ở Hoà Bình, Ninh Bình; gốc rễ ngập trong nước. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, phơi khô; rễ lấy về, rửa sạch thái phiến, phoi khô để dùng.

Thành phần hoá học

Trong cây có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [(-L-arabinofuranosyl-({1->-4})- b -D - glucuronopyranosyl ({1 ->-3}) - 3b - hydrooxy - lup -20(29) -ene. Lá chứa nhiều chất nhờn.

Tính vị, tác dụng

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm. Cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm, hạ khí.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn. Rễ và lá còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan. Lá và rễ cũng được dùng để ăn trầu, đánh cho nước trong, và cũng dùng chữa bệnh đường ruột.

Ở Trung Quốc rễ dùng trị bệnh viêm gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.

Liều dùng

30 - 60g.

Đơn thuốc

Long đờm: Ô rô nước 30 - 120g, thịt lợn nạc 60 - 120g, nấu trong 500g nước trong 6 giờ cho tới khi còn một chén, dùng uống hai lần trong ngày.

Gan lách sưng to: Ô rô nước 30g, thóc kép (Desmodium pulchellum) 12g, Liên kiều 15g, nấu nước uống.

Tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết: Ô rô 30g, Thóc lép 13g, Mỏ quạ 19g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nấm cà: cây thuốc

Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Náng hoa đỏ: gây buồn nôn

Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Đậu cộ biên, cây thực phẩm

Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn

Cải soong: trị chứng ăn mất ngon

Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.

Cải cúc: giúp tiêu hoá

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Mảnh bát: trị bệnh đái đường

Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.

Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu

Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Lá buông cao, cây thuốc

Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu

Lá men: thuốc làm men rượu

Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy

Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo

Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát

Âm địa quyết

Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ

Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng