Ô liu: lợi mật và nhuận tràng

2018-07-28 04:36 PM

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ô liu - Olea europaea L., thuộc họ Nhài - Oleaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao tới 10 - 15m, sống hàng trăm năm, phân cành nhiều, sần sùi; vỏ xám. Lá mọc đối, hình trái xoan và ngọn giáo, dài 1,5 - 5cm, mặt lá láng, xanh xám ở mặt trên, trăng trắng ở mặt dưới, mép hơi cuốn lại về phía dưới. Hoa nhỏ, mẫu 4, cánh rời toả tròn, màu trắng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình bầu dục dài, dài 20 - 25mm, màu xanh, khi chín có màu đỏ đen đen.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, lá và dầu của vỏ quả - Cortex, Folium et Oleum Pericarpii Oleae Europaeae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở vùng Cận đông; được trồng ở vùng Địa trung hải từ nhiều thế kỷ, những nước trồng nhiều là Tây Ban Nha, ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuy ni di, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Pháp... (cuối thế kỷ XIX). Nó cũng được trồng ở một số nước khác ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Achentina... và châu á như Trung Quốc. Ở nước ta có nhập trồng một số cây tại Trung tâm Nha Hố (Phan Rang). Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, không chịu được lạnh nhiều nhưng có thể thích nghi với những mùa hè có mưa nhiều ở những nơi khác ngoài vùng Địa Trung Hải.

Người ta thu hái quả khi còn xanh (để làm đồ hộp) hoặc thật chín (để lấy dầu). Dưới lớp vỏ ngoài mỏng là phần vỏ quả giữa nạc và có dầu; hạch cứng có một vỏ quả cứng. Để làm thuốc người ta cũng dùng lá.

Thành phần hoá học

Quả tươi giàu về nước (40 - 45%), glucid (10 - 20%) và nhất là lipid 30% của quả, nghĩa là khoảng 50% của nạc. Ôliu xanh chứa một iridoid đắng gọi là oleuropeoside mà hàm lượng giảm dần khi quả chín lần lần. Dầu giàu chất béo không trung hoà; có lactone, elenolide.

Lá, giàu về tritepen 5 vòng, chứa các ílavonoid và một iridoid có tác dụng điều trị trong y học; hợp chất này là một secoiridoid ester thủy phân thành alcool dihydroxy - 3,4 phenylethylic và thành acid oleuropeic.

Tính vị, tác dụng

Vỏ đắng, chát được dùng thay thế Canhkina. Dầu vỏ quả làm nhầy, dịu và nhuận tràng. Gôm từ thân có tính trị thương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Ở Trung Quốc, dầu Ôliu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bôi ngoài da.

Lá được sử dụng làm thuốc hãm hay cồn chiết để làm thuốc hạ huyết áp. Ở Ấn Độ, chất nhựa như gôm từ thân cây dùng điều trị các vết thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.

Ngọc vạn vàng: trị miệng khô

Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Keo trắng, thuốc làm săn da

Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Lá buông cao, cây thuốc

Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu

Mơ tròn, trị lỵ trực trùng

Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương

Cách: cây thuốc trị phù do gan

Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Hợp hoan: cây thuốc chữa tâm thần không yên

Thường dùng chữa tâm thần không yên, sầu muộn mất ngủ, ghi chú vỏ cây này gọi là Hợp hoan bì cũng được sử dụng như vỏ cây Bồ kết tây.

Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản

Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm

Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng

Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn

Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn

Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.

Móng ngựa: cây thuốc

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong

Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.