Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

2018-06-14 09:41 PM
Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nữ lang nhện, Sì to, Liên hương thảo - Valeriana jatamansi Jones., thuộc họ Nữ lang – Valeriana - ceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 30 - 50cm, to 4 - 6mm, có lá không nhiều, mọc đối, nguyên, kéo dài, thuôn, các lá ở thân nhỏ, phiến hình tim, to 3 – 6 x 2,5 - 4cm, mỏng, có lông, mép có răng không đều; cuống 6 - 7cm, có lông. Trục đứng cao 20 - 40cm, mang 1 - 3 nhánh; hoa màu hồng, thành xim đơn phân; lá bắc hẹp dài. Quả bế dẹp, cao 3mm, một bên có một sóng, một bên có 3 sóng, ở đỉnh có mào lông dài do đài biến thành.

Hoa tháng 10 - 2.

Bộ phận dùng

Toàn cây và thân rễ - Herba et Rhizoma Valerianae. Thân rễ to bằng ngón tay nhỏ, xám sẫm và mang một bó sợi màu nâu đo đỏ, mỏng, dựng đứng do cuống của lá ở gốc.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An. Một số gia đình người Mèo đã đưa cây về trồng làm thuốc với tên Sì to. Về mùa xuân và hạ, thu hái cả cây dùng tươi, về mùa đông đào thân rễ rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng.

Thành phần hoá học

Thân rễ chứa tinh dầu, một chất acid kết tinh, acid jatamansic.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm; có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào.

Công dụng

Thuở xưa được xem như là một hương liệu thuộc loại quý. Người ta cũng sử dụng làm thuốc như Hiệt thảo để trị: nhức đầu, đau dạ dày, đau các khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt.

Liều dùng

9 - 15g toàn cây, dạng thuốc sắc. Hoặc thân rễ 6 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu, hoặc nghiền nhỏ thành bột uống mỗi lần 0,6 - 1,5g.

Dùng ngoài lấy thân rễ với lượng thích hợp đập nhỏ, đắp vào chỗ đau.

Ở Ấn Độ, người ta dùng để trị động kinh, hysteria và co giật, cũng dùng chữa chứng tim đập nhanh; có khi dùng trị đau ruột.

Đơn thuốc

Chữa đau dạ dày do co thắt, sốt cao hoảng hốt: Ngày dùng 1 - 4g dưới dạng bột, cao mềm hoặc thuốc hãm 10%.

Đau dạ dày: Toàn cây tươi 0,1g, sắc uống, hoặc 0,9g thân rễ tán nhỏ uống với nước nóng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu

Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu

Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.

Đại kế: cây thuốc tiêu sưng

Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.

Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn

Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt

Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Dướng, cây thuốc bổ thận

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô

Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi

Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không

Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật

Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu

Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát

Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.

Mắt trâu mép nguyên, trị cảm mạo phát ho

Cụm hoa ngắn hơn lá, cuống có lông; đài 3mm, cánh hoa 7mm, có lông ngắn ở mặt ngoài, nhị 10; bầu có lông phún vàng

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản

Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết

Nghể núi: vị chua ngon

Thành phần dinh dưỡng của lá và ngọn non trong 100g, nước 84,5g, protid 4g, glucid 4,2g, xơ 3,8g, tro 3,5g, caroten 4,6mg và vitamin C 28,6mg/

Ba đậu: cây thuốc long đờm

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.

Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn

Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở