- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh
Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall., thuộc họ Nữ lang - Valerianaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 1 - 1,5m, có thân nhẵn, có lông ở các mắt và có khi ở gốc, có rãnh ngoằn ngoèo. Lá ở gốc biến mất trước khi ra quả; lá ở thân kép lông chim có 3 - 5 lá chét, dài 1 - 6cm, rộng 0,5 - 3cm, không cuống, nguyên hay có răng, thót dài ở chóp, cái tận cùng lớn hơn. Hoa trắng thành xim dạng ngù ở ngọn rất rộng. Quả bế đẹp, dài 1,8 - 2mm, rộng 0,8 - 1mm, với một mặt lồi, có 3 cạnh dạng sợi, mặt kia ráp với một cạnh nhẵn; đài đồng trưởng, có răng phát triển thành 10 tơ dạng lông; dài 4 - 5mm, có râu nhỏ.
Hoa và quả tháng 10 - 2 (3), có khi gặp hoa vào tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Valerianae. Thân rễ dài 5cm, rộng 6 - 12mm, màu nâu, có vạch ngang và phủ những u lồi, dạng cung, có khi còn dính cả rễ con.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc. Cây thường mọc ở vùng núi cao, trên đá dựa suối ở Lào Cai (Sapa) và Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thành phần hoá học
Trong thân rễ có tinh dầu; cũng có những nét giống với tinh dầu Hiệt thảo - Valeriana officinalis L. và các chế phẩm của cây này cũng có mùi thơm đặc trưng như Valerian.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.
Người ta cho là có thể so sánh với loài Hiệt thảo - Valeriana offcinalis L., có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết thông kinh, lý khí chỉ thống.
Công dụng
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa: hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng.
Người ta cũng dùng làm hương liệu.
Bài viết cùng chuyên mục
Mạ sưa, chữa viêm ruột
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh
Cách thư Oldham: trị viêm xương khớp
Dầu hạt được dùng chế vật phẩm hoá trang và làm dầu công nghiệp. Rễ được dùng trị đòn ngã và viêm xương khớp.
Ớt cà: dùng trị phong thấp
Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay
Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp
Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Âm địa quyết
Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ
Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương
Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh
Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh
Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt
Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt
Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn
Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Gáo tròn, cây thuốc sát trùng
Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ
Bí đặc: thuốc bôi lên các vết loét
Quả được dùng ở Phi Châu làm thuốc bôi lên các vết loét kể cả giang mai và trị tê thấp. Vỏ được dùng trị tê thấp, lỵ và bệnh hoa liễu.
Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ
Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta
Muồng lá ngắn, cây thuốc
Loài phân bố ở Đông Nam Á châu. Có ở Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, khá phổ biến ở các nước Đông dương. Thường gặp trong các savan và rừng thưa
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhũ mộc: dùng uống như sữa
Gốc ở Nam Mỹ châu, được nhập trồng trong tất cả các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, có trồng ở Quảng Trị, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Kiệu: thuốc tán khí kết
Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ, Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.