Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ

2018-06-14 02:52 PM
Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nổ, Bỏng nổ - Flueggea virosa (Roxb. ex Willd.) Voigt (Securinega virosa (Willd.) (Pax et Hoffm.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao 2 - 3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm h́nh tam giác. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2 - 3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu.

Cây ra hoa tháng 6 - 8, có quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Cành, lá, rễ, vỏ - Ramulus, Folium, Radix et Cortex Flueggeae Virosae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm; thu hoạch rễ vào mùa thu mang về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Vỏ thân cây có tanin và saponin; vỏ thân và vỏ rễ đều chứa alcaloid. Các phần khác của cây có tính làm sủi bọt.

Tính vị, tác dụng

Cành, lá có tác dụng thu liễm. Vỏ chát, có độc cũng có tác dụng thu liễm.

Công dụng

Cành lá sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cùng với lá thuốc lá giã thành bột đắp trị sâu ở vết loét.

Rễ chứa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run; ở Ấn Độ, rễ được dùng làm thuốc trị bệnh lậu.

Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.

Liều dùng

6 - 12g rễ, dạng thuốc sắc. Cành lá dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài viết cùng chuyên mục

Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu

Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu

Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng

Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính

Mui: trị viêm phế quản

Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ

Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt

Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy

Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.

Găng chụm, cây thuốc cầm máu

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp

Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.

Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã

Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta

Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét

Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử

Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy

Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Lim vang, thuốc uống trị ho

Gỗ đỏ vàng, khá cứng, dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép Parkia sumatrana làm thuốc hãm uống trị ho

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ

Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.