Niễng: chữa được bệnh về tim

2018-06-13 10:33 PM

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu - Zizania caduciílora (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn; thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1 - 2m, phần dưới gốc to xốp. Lá phẳng, thuôn hình dải, dài 30 - 70cm, rộng 2 - 3cm, cả hai mặt đều ráp, hai mép dày hơn. Bẹ lá nhẵn, khía rãnh; lưỡi bẹ hình bầu dục; ở nách các lá có những chồi, đến mùa sẽ đâm ra các lá. Cụm hoa chuỳ hẹp, dài 30 - 50cm, cuống chung khoẻ, phân nhánh nhiều, mang bông nhỏ đực ở trên, bông nhỏ cái ở dưới, hoa đực có 6 nhị với chỉ nhị ngắn; hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.

Bộ phận dùng

Củ niễng do thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5 - 3cm, dài 5 - 8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm, khi già có những vết màu đen chứa đầy bào tử của loài nấm than - Ustilago esculenta P. Henn ký sinh trên thân cây. Vậy đúng hơn đó là phần phình của thân cây Niễng - Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch.

Nơi sống và thu hái

Loài có nguồn gốc ở Đông Xibêri, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt). Trồng vào tháng 9 - 10 bằng phần mềm tách ở gốc ra, trồng cách nhau 50 - 60cm vào nơi có bùn nhão, theo hàng hoặc không. Cần chăm sóc để không cho cỏ dại phát triển và giữ đủ nước.

Thành phần hoá học

Củ Niễng chứa glucid, protid và một số muối khoáng.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc; có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu.

Công dụng

Người ta thường dùng củ thái nhỏ ăn sống hoặc xào với rươi hoặc luộc ăn.

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Ngoài ra, cây Niễng còn có nhiều công dụng:

Trồng để làm cạn khô vùng đất ướt hoặc giữ cho bờ ao khỏi bị sụp lở.

Hạt Niễng (Giao bạch tử) ở Nhật Bản được dùng ăn trộn với cơm, ở Trung Quốc cũng là một loại ngũ cốc dùng để ăn khi mất mùa.

Thân cây Niễng dùng làm mành mành hoặc chiếu.

Lá non dùng làm thức ăn cho trâu bò; lá già dùng làm bột giấy.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà

Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da

Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus

Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.

Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ

Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.

Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ

Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.

Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm

Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch

Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật

Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt

Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên

Mò giấy: đắp để làm giảm đau

Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu. Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục.

Mướp đắng: làm thuốc bổ máu

Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu

Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.

Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh

Mẫu thảo mềm: cây thuốc đông y

Cây thảo nhỏ có thân bò, với các lông rất dài, phủ đầy lông trắng, mềm. Lá mọc đối, không cuống, nửa ôm thân, xoan kéo dài, tù, có lông mềm ở cả hai mặt.

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng

Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Mây tất, trị kiết lỵ

Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ Afzelia xylocarpa Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da