Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính

2018-06-13 10:33 PM
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhuỵ lưỡi lá nhỏ, Thiệt thư lá nhỏ, Hương như - Glossogyne tennifolia Cass., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 15 - 30cm hay hơn. Lá mọc chụm ở gốc thân, dài 4 - 8cm, không lông; phiến xẻ thành đoạn hẹp dài 7 - 15mm; cuống lá dài 2 - 4,5mm;, các lá ở thân dài 2,5 - 4cm, cùng chia thành đoạn. Cụm hoa đầu 6 - 8mm trên cuống mảnh, dài 4 - 8cm; lá bắc 3 - 4mm; có vẩy giữa các hoa; hoa ngoài hình môi, các hoa trong hình ống, lưỡng tính. Quả bế đen, cao 5mm, có 2 gai có móc ngược.

Ra hoa vào mùa hè và mùa thu

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Glossogynes Tennifoliae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Philippin, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên các đồi cát ven biển Thanh Hoá, Quảng Ngãi. Thu hái toàn cây vào mùa hè và thu; rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng.

Công dụng

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: 1. Sưng amygdal cấp tính; 2. Viêm lợi răng; 3. Viêm nhánh khí quản; 4. Viêm ruột, ỉa chảy; 5. Viêm niệu đạo.

Liều dùng

10 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị herpet mọc vòng, mụn nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi đắp tại chỗ đau.

Đơn thuốc

Sưng amygdal cấp: Dùng lượng rễ cây với rễ cây Đơn buốt bằng nhau, cùng với một ít Long não Dryobalanops, tán bột và thổi vào họng.

Herpet mọc vòng: Rửa sạch cây tươi, giã nát, chiết dịch dùng xoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim

Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu

Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện

Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt

Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt

Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn

Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc

Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế

Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.

Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu

Lucuma, Lêkima, cây thuốc

Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày

Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Bông vàng, uống làm thuốc tẩy

Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì

Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu

Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi

Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém

Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Long đởm cứng: mát gan sáng mắt

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.

Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo

Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng

Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.