- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhục đậu khấu - Myristica fragrans Houtt., thuộc họ Nhục đậu khấu - Myristicaceae.
Mô tả
Cây to, cao 8 - 10m, thân nhẵn. Lá mọc so le, màu xanh đậm, cuống dài, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài 5 - 15cm, rộng 3 - 7cm, mép nguyên; cuống dài 7 - 10mm. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, mở theo chiều dài thành 2 van. Hạt có vỏ dày, cứng, nội nhũ bị gặm sâu và bao bởi một áo hạt xẻ tua màu hồng.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Myristicae, thường gọi là Nhục đậu khấu. Có khi người ta dùng quả và gỗ.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram và các đảo khác của Nam quần đảo Moluques được đưa vào trồng ở các vùng nóng và đã được thuần hoá. Ở miền Nam nước ta và ở Campuchia cũng có trồng nhưng tương đối hiếm.
Trồng đuợc 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60 - 70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5 - 6 và 11 - 12. Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80o cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân Nhục đậu khấu.
Thành phần hoá học
Hạt chín khô chứa 5 - 10% dầu bay hơi và 25 - 40% dầu cố định. Nhân hạt chứa 23 - 27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2 - 3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10 - 12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt. Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt. Lá chứa 0,41 - 0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% ũ-pinen và 10% myristicin.
Tính vị, tác dụng
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng hơi chát, mùi thơm, tính ấm, hơi độc; có tác dụng kích thích chung, lợi trung tiện, giúp điều hoà, làm săn da và kích dục. Dầu từ nhân hạt khô giúp ăn ngon, lợi trung tiện.
Công dụng
Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ và giai đoạn đầu của bệnh phong. Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 - 0,50g, có thể dùng từ 2 - 4g. Nhưng dùng liều cao, dễ bị ngộ độc, gây say.
Bơ Đậu khấu, dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp mạn tính, đau người.
Ở Thái Lan, gỗ được dùng làm thuốc hạ nhiệt, bổ phổi và gan; hạt dùng bổ, lợi trung tiện, dùng chống co tử cung, trị ỉa chảy; áo hạt làm thuốc bổ máu.
Đơn thuốc
Chữa bệnh kém ăn, ăn uống kém tiêu: Nhục đậu khấu 0,50g, Nhục quế 0,50g, Đinh hương 0,20g, tất cả tán thành bột, trộn với đường sữa 1g. Chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần một gói.
Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy: Nhục đậu khấu 4g nướng qua, Nhục quế 4g mài với nước hay với rượu cho uống hay sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài
Nạp lụa, chữa đậu sởi
Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm
Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.
Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ
Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.
Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng
Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá
Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng
Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Bí thơm: tác dụng khu trùng
Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.
Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt
Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.
Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu
Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Nghể đông: tác dụng hoạt huyết
Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.
Đay suối: cây thực phẩm
Cây mọc ở ven suối, nơi có nhiều ánh sáng trong rừng các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, qua Quảng Trị tới Đồng Nai.
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.