Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương

2018-06-13 10:08 AM
Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhót núi, Nhót hoa vuông - Elaeagnus gonyanthes Benth, thuộc họ Nhót - Elaeagnaceae.

Mô tả

Cây bụi, cành không có gai, màu đỏ nâu rất sẫm, về sau nhẵn và hóa đen. Lá dai, tồn tại; phiến bầu dục kéo dài, mặt trên ban đầu có màu đồng đen về sau ngả màu lục sẫm, mặt dưới màu đồng đỏ, cuống lá đỏ có rãnh. Hoa mọc 3 - 6 ở nách lá. Bao hoa hình ống, màu gỉ sắt; nhị 4, bao phấn hình bầu dục hẹp, bầu tự do, 1 ô. Quả hạch xoan, cao 1,5cm, nhân có 8 cạnh.

Hoa quả tháng 12.

Bộ phận dùng

Rễ lá và quả - Radix, Folium et Fructus Elaeagni Gonyanthis.

Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ven rừng trên các savan cây bụi ở Lào Cai, Bắc Thái.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, chát, tính ấm. Lá bình suyễn chỉ khái. Rễ khư phong thông lạc, hành khí chỉ thống, tiêu thũng giải độc. Quả thu liễm chỉ tả.

Công dụng

Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho. Quả dùng trị viêm ruột ỉa chảy. Liều dùng

2 - 4g lá khô hay 12 - 16g lá tươi; 20 - 32g rễ khô; 12 - 24g quả, sắc nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Kim cang đứng, cây thuốc

Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian

Đậu đen thòng: cây thực phẩm

Quả và chồi non được dùng ăn như các loại rau xanh và dùng để chăn nuôi, và làm cây phân xanh.

Cầm mộc: chữa lở ngứa

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt

Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu

Mần tưới: tác dụng hoạt huyết

Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm

Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.

Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp

Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.

Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận

Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Đơn trà: cây thuốc

Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Nấm sữa, ức chế báng nước

Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước

Kê chân vịt, thuốc làm săn da

Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da

Ngót nghẻo: trị các bệnh về da

Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp

Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Ngũ gia nhỏ (ngũ gia bì): chữa đau mình mẩy

Dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư

Cánh diều: uống chữa nhức mỏi

Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác