- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy
Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhót, Lót - Elaeagnus latifolia L., thuộc họ Nhót - Elaeagnaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, cành dài và mềm, có khi có gai. Lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm nhý hạt bụi, mặt dýới trắng bạc, bóng, có nhiều lông mịn. Quả hình bầu dục, màu đỏ, ngoài mặt có nhiều lông trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng. Thực ra quả thật của cây Nhót là một quả khô đựng trong một cái hạch, cuống có 8 cạnh lồi dọc sinh bởi sự phát triển của đế hoa cùng với lớp thịt đỏ bên ngoài. Còn khi ta ăn quả Nhót là ăn phần mọng nước của đế hoa.
Bộ phận dùng
Quả, lá, rễ, hoa - Fructus, Folium, Radix et Flos Elaeagni Latifoliae.
Nơi sống và thu hái
Loài được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh giấm. Quả thu hái khi chín, lá và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calcium 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả Nhót có nhiều acid hữu cơ. Lá Nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.
Ở vỏ của loài E. angustifolia L., người ta đã chiết được alcaloid eleagnin và những alcaloid có dầu nhớt; cây chứa những vết tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Vị chua, chát, tính bình; có tác dụng ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy.
Công dụng
Thường dùng chữa: 1. Ỉa chảy, lỵ mạn tính; 2. Hen suyễn, khạc ra máu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da.
Đơn thuốc
Chữa ỉa chảy và đi lỵ mạn tính: Quả Nhót 5-7 quả, sắc uống hoặc dùng rễ Nhót 40g, với rễ cây Mơ 20g, sắc uống.
Chữa hen suyễn hay khạc ra máu: Dùng lá Nhót khô 30g, lá Bồng bồng lau sạch lông 5 lá, thái nhỏ, sắc uống.
Chữa thổ huyết và đau bụng khó nuốt: Dùng rễ cây Nhót 30g, sắc uống.
Chữa mụn nhọt: Dùng rễ Nhót nấu nước tắm.
Ghi chú
Ở Trung Quốc, Nhật Bản, người ta thường dùng loài Elaeagnus pungens Thunb. Lá của nó vị chua, tính bình; có tác dụng chỉ khái bình suyễn. Thường dùng chữa: hen suyễn, mụn nhọt, nhọt độc, ngoại thương xuất huyết.
Bài viết cùng chuyên mục
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt
Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt
Nhạ nhầu: nấu uống làm thuốc lợi sữa
Dân gian dùng dây lá nấu uống làm thuốc lợi sữa
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
Duối leo, cây thuốc gây nôn
Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau
Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp
Nấm sò: thư cân hoạt lạc
Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.
Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh
Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit
Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa
Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.
Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường
Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa
Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt
Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Mã tiền hoa tán, cây thuốc
Nơi sống và thu hái, Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây của rừng còi, dựa rạch, đầm ở nhiều nơi như Hoà Bình, Ninh Bình
Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt
Hắc xà: cây thuốc giải độc
Cây có vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá xẻ lông chim, thân rễ phủ đầy vảy màu nâu đen bóng loáng, tạo nên hình ảnh giống như những chiếc vảy của con rắn.
Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Keo đẹp: thuốc long đờm
Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt