- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhội, Quả cơm nguội - Bischoíia javanica Blume (B. trifoliata (Roxb.) Hook. f.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 15 - 20m. Lá kép mọc so le, cuống chung dài, mang 3 lá chét hình trứng, gốc và đầu đều nhọn, lá chét giữa lớn hơn hai lá bên, dài 10 - 15cm, rộng 5 - 6cm; mép lá chét khía răng cưa nông. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở nách lá, dài 6 - 13cm, cuống chung dài 2 - 3cm. Hoa đơn tính, màu lục nhạt. Quả thịt hình cầu, màu nâu, đường kính 12 - 15mm, mọc thành chùm thõng xuống. Ra hoa tháng 2 - 3, quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Rễ, vỏ thân, lá - Radix, Cortex et Folium Bischofiae Javanicae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản tới Ôxtrâylia. Thường mọc hoang ở rừng thưa, ẩm, ven suối có nhiều ánh sáng. Cũng được trồng làm cây bóng mát. Thu hái lá và ngọn non quanh năm, dùng tươi hoặc hái lá vào tháng 4 - 5 đem phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Lá chứa vitamin C và tanin. Vỏ thân chứa tanin. Hạt chứa một chất dầu khô. Trong 100g lá non có: nước 76,9g, protid 4,1g, glucid 13g, xơ 3,9g, tro 2,1g, caroten 2,6mg, vitamin 30mg.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi cay, chát, tính mát; có tác dụng hành khí hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc.
Công dụng
Quả Nhội ăn được. Ngọn, lá non, thái nhỏ, rửa kỹ, vò qua xào hoặc nấu canh ăn. Lá non cũng dùng để ăn gỏi cá. Lá và ngọn non dùng chữa: 1. Ỉa chảy; 2. Phụ nữ khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa do trùng roi; 3. Mụn nhọt, lở ngứa. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá cây làm thuốc trị loét.
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương; dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích, viêm phổi, viêm hầu họng và dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa.
Đơn thuốc
Ỉa chảy: dùng 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc đặc uống.
Khí hư, viêm âm đạo: Lá Nhội 50 - 80g, sắc đặc uống và nấu nước thêm tý phèn để ngâm rửa, có thể nấu cao để bôi.
Dị ứng phát ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước ao tù: Dùng lá Nhội hai phần, Nghể răm một phần, nấu nước tắm khi nước còn nóng và dùng bã xát.
Bài viết cùng chuyên mục
Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng
Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương
Linh chi: giúp khí huyết lưu thông
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Mắt trâu mép nguyên, trị cảm mạo phát ho
Cụm hoa ngắn hơn lá, cuống có lông; đài 3mm, cánh hoa 7mm, có lông ngắn ở mặt ngoài, nhị 10; bầu có lông phún vàng
Khảo quang: thuốc chữa tê thấp
Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.
Cò cò: tiêu viêm giảm đau
Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm
Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus
Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.
Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ
Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.
Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi
Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
Lục lạc sét, bổ tỳ thận
Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng
Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu
Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu
Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu
Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc
Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Nấm hương: tăng khí lực
Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.
Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu
Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích