Nho: trị thận hư đau lưng

2018-06-11 09:04 AM

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nho - Vitis vinifera L., thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả

Dây leo bằng cành có tua cuốn. Vỏ lúc đầu màu lục, rồi màu tro khi hoá bầu bong ra thành dải mỏng. Lá mọc so le thành hai dãy có hai lá kèm sớm rụng; phiến lá chia 5 - 7 thuỳ, khía răng không đều ở mép; cuống lá dài. Tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi một hai lần, ở chỗ rẽ có một lá giảm. Hoa mọc thành chùm xim hai ngả; hoa đầu, tạp tính khác gốc, màu xanh xanh. Quả mọng hình trứng lúc tươi, vàng vàng đỏ hay đen, chứa 4 hạt hình quả lê, có vỏ rắn như xương.

Bộ phận dùng

Toàn cây- Herba Vitidis Viniferae, thường có tên là Bồ đào.

Nơi sống và thu hái

Cây nhập nội, được trồng chủ yếu làm cảnh, làm giàn lấy bóng mát. Ở các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh), ta nhập trồng nhiều giống của Pháp, Hoa Kỳ, Úc, để lấy quả ngọt làm rượu chát. Trồng bằng hom, lấy ở cành già một năm tuổi, làm đất sâu, bón phân đủ và giữ đất ẩm. Cắt tỉa cành và chăm bón để nuôi quả.

Thành phần hoá học

Quả Nho chứa 0,2% protein, 0,1% chất béo, 0,1% glucid, 0,2% tro. Trong 100ml dịch quả có 0,05mg As.

Trong quả chín có acid oxalic, acid malic, acid tartaric và acid racemic, còn một lượng nhỏ vitamin B1 và B2. Hạt chứa 2% dầu nửa khô. Lá của thứ Nnho đỏ chứa tanin, levulose saccharose, dextrose, choline, inositol, vitamin C, các chất màu, anthocyan.

Tính vị, tác dụng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Rễ Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng khư phong thấp, nối gân, lợi niệu. Dây lá Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng giải độc, lợi niệu. Lá của loài Nho đỏ có tác dụng bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu và làm mát.

Công dụng

Nho khô được dùng ở Trung Quốc trị: Thận hư đau lưng, choáng đầu, viêm dạ dày mạn tính, hư nhiệt phiền khát, thai động không yên. Nho tươi trị: Đái buốt, đái dắt, đái ra máu.

Dịch quả tươi chát, được dùng ở Ấn Độ trị bệnh đau cổ họng.

Ở châu Âu, người ta dùng chữa bệnh đau tim thận, chứng béo phì và táo bón.

Rễ Nho trị: Viêm khớp đau nhức xương, đau nhức gân cốt khớp xương.

Rễ và cành bên dùng làm thuốc cầm nôn, an thai.

Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc ỉa chảy.

Nhựa các cành non dùng làm thuốc trị các bệnh ngoài da.

Ở Âu châu, lá của loài Nho đỏ dùng chữa rối loạn tuần hoàn, rối loạn mãn kinh, chứng mũi đỏ, dãn tĩnh mạch, trĩ, thống kinh, ỉa chảy và giảm niệu.

Đơn thuốc

Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn oẹ, buồn nôn hay thai động trồi lên: Dùng lá, dây, rễ Nho 20 - 40g, sắc uống.

Chữa động thai hay nôn nghén: Quả Nho 40g ăn hay sắc uống.

Đái buốt, đái dắt, đái ra máu: Nho tươi, ngó sen, Sinh địa hoàng lượng vừa đủ, mật ong 150g. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1000ml, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 100ml, trước bữa ăn nửa giờ, chiêu thuốc với nước ấm.

Ghi chú

Ở nước ta cũng có trồng một loài khác là Vitis labrusca L., với lá có 3 thuỳ, có lông trắng ở mặt dưới, có quả tròn tròn, màu lục hay vàng vàng, có hạt hay không. Cũng có công dụng như Nho.

Bài viết cùng chuyên mục

Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ

Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn

Nghệ: hành khí phá ứ

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.

Mít nài: cây thuốc

Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp

Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun

Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp

Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt

Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt

Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị

Náng hoa đỏ: gây buồn nôn

Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.

Lục lạc: bổ can thận

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu

Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết