Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp

2018-06-09 10:29 PM

Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhàu, Nhàu lớn, Nhàu núi, Nhàu rừng - Morinda citrifolia L., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12 - 30cm, rộng 6 - 15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2 - 4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.

Bộ phận dùng

Rễ, quả, lá và vỏ cây - Radix, Semen, Folium et Cortex Morindae Citrifoliae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu nhiệt đới và Úc châu, có phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Thường gặp mọc hoang ở nhiều nơi, cũng thường được trồng. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rễ thường được sử dụng nhiều nhất, phơi hay sấy khô, các bộ phận khác dùng

Thành phần hoá học

Rễ chứa glucosid anthraquinonic gọi là morindin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Còn có một hỗn hợp anthraglucosid như damnacantal, chất l-metoxyrubiazin, chất morindon và chất l-oxy-2,3-dimetoxy-anthraquinon. Lá cũng chứa chất morindin.

Tính vị, tác dụng

Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Quả cũng có tính nhuận tràng và lợi tiểu.

Lá có tác dụng làm tăng lực và hạ sốt, làm dịu và điều kinh.

Công dụng

Rễ Nhàu được dùng chữa cao huyết áp, chữa nhức mỏi tay chân và đau lưng, sài uốn ván. Nhân dân thường dùng rễ để nhuộm đỏ vải lụa. Lá Nhàu dùng chữa lỵ, ỉa chảy, cảm sốt và nấu canh ăn cho bổ. Dùng ngoài giã đắp làm lành vết thương, vết loét làm chóng lên da non. Dịch lá được dùng đắp trị bệnh viêm khớp gây đau nhức. Vỏ nấu nước dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ. Quả Nhàu chấm với muối ăn làm dễ tiêu hoá, còn dùng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới. Quả nướng chín ăn chữa kiết lỵ, ho hen, cảm, dùng tốt cho người bị bệnh đái đường và phù thũng.

Liều dùng

Rễ cây 30 - 40g; lá 8 - 10g.

Đơn thuốc

Chữa huyết áp cao: Dùng 30 - 40g rễ Nhàu sắc uống hàng ngày thay Chè, sau 15 ngày sẽ thấy kết quả, sau đó dùng bớt liều, uống liên tục vài tháng thì huyết áp ổn định. Có thể nấu thành cao, hoặc thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống.

Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay: Rễ Nhàu hay quả Nhàu non, thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con.

Nhân dân thường dùng lá làm rau nấu canh lươn ăn cho bổ. Trẻ em cũng thường lấy quả để ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ

Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén

Muối hoa trắng: lương huyết giải độc

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà

Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Quao nước: làm thuốc điều kinh

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt

Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun

Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm

Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.

Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau

Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót

Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.

Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Chó đẻ dáng đẹp: làm thuốc giảm sốt cho trẻ em

Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm

Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt

Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt

Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới

Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần

Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị

Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.

Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã

Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.