- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhãn - Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan (Lour.) Stend.), thuộc họ Bồ hòn - Sapinda-ceae.
Mô tả
Cây cao 5 - 10m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp. Cành non có lông. Lá mọc so le, kép lông chim, gồm 3 - 5 đôi lá chét nhẵn, mặt dưới màu thẫm hơn. Hoa xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả tròn, vỏ quả vàng trơn nhẵn. Hạt đen nhánh. Áo hạt màu trắng trong bao quanh hạt và không dính vào hạt, khi chín thì ngọt và ăn mát.
Bộ phận dùng
Áo hạt (hay gọi là cùi) - Arillus Longan, thường gọi là Long nhãn nhục. Hạt, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ấn Độ, được trồng ở vùng đồng bằng. Nhãn dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất canh tác sâu. Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Độ 4 - 5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu. Vào tháng 6 - 8, khi Nhãn chín, thu về, phơi nắng hay sấy cho cùi vàng đều thì lột cùi, phơi tiếp đến khô thì dùng. Hạt dùng phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Cùi Nhãn còn tươi có các thành phần sau, tính theo %: nước 77,15, tro 0,01, chất béo 0,13, protid 1,47, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,55, đường saccharose 12,25, vitamin A và B. Cùi Nhãn khô chứa nước 0,85, chất tan trong nước 79,77, chất không tan trong nước 19,39, tro 3,36. Trong phần tan trong nước có glucose 26,91%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,26%, chất có nitrogen 6,309%.
Hạt Nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin.
Tính vị, tác dụng
Cùi Nhãn có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ, làm tăng cơ nhục. Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết. Lá có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm. Rễ có tác dụng lợi tiểu và hoạt huyết.
Công dụng
Các bộ phận khác nhau của Nhãn được dùng như sau:
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt, gan kém, tỳ kém, huyết hý, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh. Dùng 9 - 15g.
Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong. Dùng 15 - 30g.
Lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột. Dùng 10 - 15g. Lá nấu nước tắm trị eczema b́u dái.
Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt và bỏng, vết thương chảy máu. Dùng 10 - 15g dạng thuốc sắc. Đồng thời tán bột, hoà với dầu Dừa dùng bôi vào chỗ đau.
Vỏ cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng. Đốt, tán bột hay nấu cao bôi.
Ghi chú
Còn có thứ Nhãn tà, Nhãn cám - Dimocarpus longan Lour. subsp. longan var. obtusa (Pierre) Leenh., có quả ăn được và dùng làm thuốc như Nhãn và vỏ cũng dùng chữa vết thương và cầm máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu
Hoàng đàn, cây thuốc trị phong hàn
Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi vết thương chóng lành
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Hồng bì rừng, cây thực phẩm
Thành phần hóa học, Lá, vỏ quả, vỏ thành đều chứa tinh dầu, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được có vị chua
Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu
Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện
Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu
Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.
Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ
Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Mộc thông ta: chữa tiểu tiện không thông
Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt không xuôi, bị nghẹn, và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn oẹ, miệng thở hôi thối.
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày
Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài
Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da
Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.
Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình
Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ
Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Đại bi: cây thuốc khu phong tiêu thũng
Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.
Mắt trâu mép nguyên, trị cảm mạo phát ho
Cụm hoa ngắn hơn lá, cuống có lông; đài 3mm, cánh hoa 7mm, có lông ngắn ở mặt ngoài, nhị 10; bầu có lông phún vàng
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu
Ngải thơm, trừ giun khai vị
Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi