- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nguyệt quới - Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao 2 - 8m, vỏ hơi trăng trắng. Lá kép lông chim lẻ, có 5 - 9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóng láng, dai, có gân chính nổi rõ. Hoa lớn màu trắng vàng, thơm, thành xim ít hoa ở nách lá hay ở ngọn cây. Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng, có đài tồn tại, với 1 - 2 hạt hơi hoá gỗ.
Bộ phận dùng
Rễ và lá - Radix et Folium Murrayae Paniculatae- , thường có tên là Cửu lý hương.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang trong các rừng còi, cũng thường được trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có hương thơm. Trồng bằng hạt. Thu hái rễ và lá quanh năm. Hoa và quả có khi cũng được dùng, thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Lá cũng như vỏ, có chứa tinh dầu. Các bộ phận của cây, nhất là các cánh hoa, chứa một glycosid gọi là murrayin mà khi có mặt của các acid pha loãng và đun sôi sẽ phân tích ra thành murrayetin và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa glucosid scopolin. Murrayin được xem như có tính chất kích thích và làm săn da.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, hơi ấm; có tác dụng gây tê, trấn kinh, giải biểu tiêu viêm, khư phong hoạt lạc; lá cũng kích thích và thu liễm.
Công dụng
Thường dùng trị: 1. Đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương; 2. Đau dạ dày và đau răng; 3. Ỉa chảy, kiết lỵ; 4. Sâu bọ và rắn cắn. Còn được dùng trị dịch viêm não và gây tê cục bộ. Ngày dùng 9 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ.
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt; nước sắc lá dùng uống trị phù; lá cũng được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ; vỏ thân và rễ cũng được dùng trị ỉa chảy.
Đơn thuốc
Đau phong thấp: Nguyệt quới, rễ Bông ổi, rễ Móng bò (Champion) mỗi vị 15g, nấu súp với thịt mà ăn hoặc ngâm rượu uống.
Đau nhức răng: Vỏ thân hoặc lá tươi nhai, ngậm.
Bổ phổi: 5 - 8g hoa sao khô sắc uống.
Ho có đờm: 8 - 16g lá khô sao vàng sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm
Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu
Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét
Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Mớp lá đẹp, trị viêm khí quản
Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm thuốc cầm máu
Nghệ rễ vàng: tác dụng lợi mật
Nghệ rễ vàng được dùng trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol
Đại hoàng: cây thông đại tiện
Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.
Khổ diệp, thuốc hạ nhiệt
Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao Sơn la, Lào cai, Tuyên quang, Thanh hoá, Nghệ an qua Quảng trị đến Kontum
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu
Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho
Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Muồng ngủ: thanh can hoả
Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng
Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa
Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus
Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.
Ngô: trị xơ gan cổ trướng
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng
Mãn bụi: trị thổ huyết
Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.