- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngưu tất - Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao 60 - 110cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt. Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15 x 5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5 - 7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.
Hoa tháng 5 - 9, quả tháng 10 - 11.
Bộ phận dùng
Rễ, củ - Radix Achyranthis Bidentatae, thường gọi là Ngưu tất.
Nơi sống và thu hái
Cây nhập, trồng được cả ở núi cao lẫn đồng bằng. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6 - 7 ngày), xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao.
Thành phần hoá học
Rễ củ chứa saponin tritecpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.
Tính vị, tác dụng
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Công dụng
Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung.
Ngưu tất cũng như rễ Cỏ xước
Tính bình, chua, đắng, khoẻ gân cốt
Chữa khớp, tê liệt, mạnh dương tinh
Điều huyết, tiểu thông, trừ cơn sốt.
Ngày nay Ngưu tất dùng chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, huyết áp cao, bệnh tăng cholesterol máu, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng.
Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.
Dân gian cũng dùng Ngưu tất chữa sốt rét lâu ngày không khỏi.
Đơn thuốc
Chữa bị thương tụ máu ở ngoài hay bị ngã máu ứ ở trong, hoặc sau mỗi khi đi xa hay lao động chân tay nhức mỏi: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g ngâm với 800ml rượu 35o - 40o, thường lắc, sau 10 ngày dùng uống mỗi lần 15ml, ngày uống hai lần.
Chữa bốc nóng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt mờ, huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón: Ngưu tất 30g, hạt Muồng sao 20g, sắc uống, mỗi ngày một thang.
Bài viết cùng chuyên mục
Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng
Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng
Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét
Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã
Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan
Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.
Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư
Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Mua thường, giải độc thu liễm
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới
Mò giấy: đắp để làm giảm đau
Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu. Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết
Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà
Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp
Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.
Giam: cây thuốc dùng trị sốt
Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.
Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi
Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Kim giao, thuốc chữa ho ra máu
Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ