- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt
Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngưu bàng - Arctium lappa L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao 1 - 2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím nhạt họp thành đầu to 3 - 4cm; các lá của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.
Hoa tháng 6 - 7, quả tháng 8 - 9 của năm thứ hai.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Arctii, thường gọi là Ngưu bàng tử. Ở Âu châu, người ta thường dùng rễ.
Nơi sống và thu hái
Cây của Âu châu, Tây Á, Sibêri, Himalaya, Nhật Bản, Angiêri. Ta nhập trồng từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, chỉ thấy cây trồng trong vườn của đồng bào miền núi. Trồng bằng hạt. Sang năm thứ hai, khi cây có quả, thu hái cụm quả chín, phơi khô rồi lấy quả (thường gọi là hạt) dùng sống hoặc sao qua đến thơm và nổ lép bép là được. Giã nát dùng vào thuốc thang. Rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, dùng tươi hay phơi khô ở nhiệt độ 70o, sau khi đã chẻ dọc rễ.
Thành phần hoá học
Quả và lá chứa một chất đắng là arctiosid (arctiin) khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin; còn có lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), rễ tươi chứa tinh dầu; còn có tanin, acid stearic, một carbur hydrogen và một phytosterol. Không có glucosid, alcaloid và hoạt chất đắng trong rễ.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Công dụng
Cây Ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong Bản thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá Ngưu bàng non gọi là rau Cẩm Bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, bụng sình.
Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc. Ngày dùng 6 - 10g, dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Rễ thường được dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, loét, mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Thường dùng dưới dạng nước sắc 40g/lít. Dùng ngoài lấy rễ tươi nấu nước rửa. Bên ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác.
Đơn thuốc
Chữa đậu chẩn mọc chậm, viêm cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống trong ngày.
Chữa cảm mạo, thuỷ thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g, sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 8g, chia 3 lần, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa phù thận cấp: Ngưu bàng tử (nửa sao, nửa sống), Bèo cái (sao khô) 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần 5g, uống ngày 3 lần với nước nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy
Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ
Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Chiêu liêu nghệ: chữa đi ỉa lỏng và lỵ
Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Chòi mòi Henry: dùng chống xuất huyết
Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa
Cỏ bờm ngựa: dùng trị nhiễm trùng niệu đạo
Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Cà gai: lợi thấp tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa