- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn
Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn
Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngũ vị - Schisandra chinensis (Turcz.) Baill., thuộc họ Ngũ vị - Schisandraceae.
Mô tả
Cây leo thân gỗ, với màu nâu sẫm, với kẽ sần sùi, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le trên cành dài và mọc chụm vòng trên cành ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 5cm, mép khía răng nhỏ và thưa. Hoa đơn tính màu trắng sẫm hay phớt hồng, có mùi thơm mát dịu, bao hoa xếp 2 - 3 lớp; hoa đực có 4 - 5 nhị; hoa cái có 12 - 120 lá noãn rời, mỗi lá noãn chứa 2 - 3 noãn. Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Schisandrae Chinensis, thường gọi là Ngũ vị tử.
Nơi sống và thu hái
Cây gặp trong rừng các vùng núi cao như ở Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Phong Thổ).
Thu hái các dầu quả chín về mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học
Quả chứa schizandrin, oxyschizandrin neoschi- zandrin, schizandrol, schisantherin hay gomisin A, B, C, D, E, F, G, H, J, K1, K2, K3, L1, L2, M1, M2, N2, O, R.
Tính vị, tác dụng
Ngũ vị tử có 5 vị: ngọt, mặn, đắng, cay và chua, nhưng thường là chua, ngọt, tính ấm, nhân hạt có vị cay và đắng; có tác dụng ích khí sinh tân dịch, thu liễm giữ tinh, bổ thận an tâm, ngừng tả lỵ mạn tính.
Công dụng
Quả ăn được. Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.
Liều dùng
2 - 8g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
Chữa thận hư, đái trắng đục, đau eo lưng, cứng xương sống: Dùng Ngũ vị tử 1 lạng, sấy khô, tán nhỏ làm viên bằng hạt Đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên, với giấm (Nam dược thần hiệu).
Chữa liệt dương: Dùng Ngũ vị tử 100g, sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần (Nam dược thần hiệu).
Chữa ho suyễn: Ngũ vị tử và phèn phi bằng nhau, tán bột, dùng mỗi lần 3 đồng cân (12g), cho vào giữa phổi lợn luộc mà ăn hàng ngày thì tiêu đờm bớt ho hen (nam dược thần hiệu).
Chữa người già phổi yếu suyễn thở (khí suyễn): Ngũ vị tử 5g, Sa sâm bắc 12g, Mạch môn và Ngưu tất đều 16g, sắc uống.
Ghi chú
Loài Ngũ vị hoa to - Schisandra grandiflora (Wall.) Hook. f. et Thoms., ở các tỉnh vùng cao phía Bắc nước ta cũng có quả ăn được và hạt dùng làm thuốc như Ngũ vị.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn
Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có
Cải soong: trị chứng ăn mất ngon
Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.
Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực
Cáp điền: đắp các vết thương sưng đau do tê thấp
Ở Ân Độ, người ta dùng lá tươi hơ nóng đắp các vết thương sưng đau do tê thấp, cây khô tán thành bột và lẫn với một lượng tương đương hạt.
Nhài dây: làm nước uống hạ sốt
Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.
Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy
Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.
Kê: thuốc chữa ho
Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Náng lá rộng: gây sung huyết da
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt
Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.
Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi
Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không
Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm
Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Ca di xoan, trị bệnh ngoài da
Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan
Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g
Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ
Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón
Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.
Mùi: làm dễ tiêu hoá
Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.