Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

2018-05-08 04:31 PM

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngũ gia hương - Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 1 - 7m, cành vươn dài, có gai, sống dựa. Lá kép mọc so le, thường gồm 3, có khi 4 - 5 lá chét, dài 2 - 8cm, rộng 1,5 tới 4cm, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa, cuống lá có bẹ và gai. Cụm hoa phân nhánh gồm 3 - 7(10) tán mọc ở ngọn nhánh. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu vàng lục, nhị 5, bầu 2 ô. Quả hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu đen, chứa hai hạt.

Hoa tháng 8 - 9, quả tháng 11 - 12.

Bộ phận dùng

Vỏ (rễ, thân) - Cortex Acanthopanacis Trifoliali, thường gọi là Ngũ gia bì.

Rễ, lá, cành nhỏ cũng được dùng, thường gọi là Bạch lặc.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản tới Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở núi cao trong các rừng thưa ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Hà. Thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân vào mùa hạ, mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, chỗ thoáng gió, tới khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch phơi khô. Lá thu hái vào mùa hè, mùa thu, dùng tươi.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa saponin triterpen, acid oleanolic, acid kaurenoic.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cũng có tính vị, tác dụng như vỏ Ngũ gia nhỏ. Rễ lá có vị đắng và cay, tính mát, có mùi thơm; có tác dụng hoạt huyết hành khí, tán ứ chỉ thống, khử phong thanh nhiệt; có sách ghi là khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Công dụng

Vỏ được coi như vị thuốc bổ. Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ, ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa bệnh phụ khoa, chữa đàn ông liệt dương, chữa các bệnh dạ dày, nhất là nó còn có hiệu lực để chữa bệnh chậm lớn của trẻ em. Vỏ ngâm rượu cũng dùng chữa bệnh tê thấp.

Rễ và cành dùng chữa: 1. Cảm mạo sốt cao, ho đau ngực; 2. Đau lưng, phong thấp đau nhức khớp; 3. Đau dạ dày, viêm ruột, đau bụng ỉa chảy; 4. Vàng da, viêm túi mật; 5. Sỏi niệu đạo, bạch đới; 6. Gẫy xương, viêm tuyến vú.

Dây 30 - 60g, sắc uống. Dùng ngoài chữa đòn ngã, eczema, mụn nhọt và viêm mủ da, giã rễ tươi và lá đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, tắm.

Cành nhỏ nấu lên rửa, tắm chữa ngứa, ghẻ. Rễ và lá của nó cùng với hoa Cúc trắng giã nhỏ đắp mụn nhọt và nứt kẽ chân cũng có công hiệu.

Bài viết cùng chuyên mục

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Móng bò Champion: hoạt huyết

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ

Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.

Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu

Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương

Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Bèo tấm: giải cảm sốt

Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Khoai ca, thuốc bổ

Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Lức, chữa ngoại cảm phát sốt

Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông

Mẫu kinh, trị cảm cúm

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ

Lúa: bồi dưỡng khí huyết

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Màn đất: thanh nhiệt giải độc

Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy

Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang