Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

2018-05-07 11:31 PM

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngoi, Cà hôi, Chìa bôi - Solanum verbascifolium L., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây nhỡ mọc đứng, cao 2,5 - 5m, với nhánh lá phủ đầy lông len hình sao. Lá xoan thuôn, có gốc dạng góc, chóp nhọn, khác màu, dài 12 - 20cm, rộng 6 - 11cm; cuống lá hình trụ, dài 3 - 5cm. Hoa nhỏ, trắng, thành xim bên hay ở nách lá, có cuống. Quả mọng vàng, hình cầu, hai lần dài hơn đài, đường kính cỡ 6mm.

Hạt có vân mịn, đường kính 2mm.

Hoa tháng 3 - 6, Quả tháng 7 - 10.

Bộ phận dùng

Rễ và lá, hoặc thân cây - Radix et Folium seu Herba Solani Verbascifolii.

Nơi sống và thu hái

Loài của nhiệt đới Á châu, châu Đại Dương và Mỹ châu, có phân bố ở Ấn Độ, Nam và Tây Nam Trung Quốc, Việt Nam. Thường gặp mọc hoang ở miền núi và trung du ở các bãi trống và nương rẫy. Cũng được trồng ở các vườn thuốc; trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái rễ, lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong cây có saponin và alcaloid solanin, soladolin, trong lá còn có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, sát trùng, chỉ dương, chỉ huyết, hành khí chỉ thống, sinh cơ thu liễm.

Công dụng

Rễ được dùng chữa: Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính. Cũng dùng làm thuốc uống điều kinh và chứng rối loạn niệu đạo.

Lá dùng ngoài trị viêm mủ da, loét, vết đứt, xước, lòi dom, hắc lào, lao hạch. Cũng dùng chữa đái đục và phụ nữ khí hư. Lá tươi giã nát được người Malaixia dùng đắp lên hai bên thái dương chữa nhức đầu. Còn dùng làm thuốc nấu cho trâu bò uống trị sán.

Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây chữa ung sang thũng độc, thấp sang đau lưng, gãy xương, ngoại thương cảm nhiễm, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ đau, ngoại thương xuất huyết, trẻ em ỉa chảy, tử cung trệ xuống.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây khô tán bột với nước dùng đắp trị viêm và chữa bỏng lửa tốt.

Ở Malaixia, nước nấu toàn cây dùng làm nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Đơn thuốc

Chữa lòi dom: Lá Ngoi tươi giã nát sao nóng, rịt vào chỗ đau và băng lại, hoặc nướng cháy lá, vo tròn, nhét vào hậu môn.

Chữa tràng nhạc: Lá hoặc quả Ngoi 20g, giã nát với lá Dâm bụt 15g, vỏ rễ hay vỏ thân cây Gạo 20g, đun với nước vo gạo đặc đến khi sền sệt rồi đắp, băng lại.

Chữa hắc lào, lở ghẻ: Lá tươi giã ép lấy nước đặc, bôi.

Bệnh bạch cầu hạt mạn tính (ở Trung Quốc): Ngoi 10 - 15g, nấu sôi và chia ra uống 3 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm

Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi

Dướng, cây thuốc bổ thận

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban

Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược

Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan

Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da

Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da

Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm

Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu, lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích.

Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc

Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục

Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc

Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng

Mướp sát: chữa táo bón

Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ

Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm

Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày

Nấm dắt: dùng nấu canh

Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.

Cỏ gạo: hạt làm thức ăn

Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu

Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu

Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh

Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Gáo tròn, cây thuốc sát trùng

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m