- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu
Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngọc lan tây, Hoàng lan -Cananga odorata (Lam.) Hook. f..et Thoms, thuộc họ Na - Annona-
ceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, cao hơn 10m; vỏ xám tro; nhánh không lông. Lá mọc so le theo hai hàng; phiến lá bầu dục, không lông, gân phụ 9 - 10 cặp; cuống 7 - 9mm. Hoa mọc thành cụm trên những nhánh ngắn không lá; cuống dài; lá đài 3, nhỏ hình tam giác; cánh hoa 6, thon hẹp, vàng lục; nhị nhiều, lá noãn 8 - 10. Quả nằm trên cuống tạo thành một dạng tán, dạng quả mọng, màu lục, với 3 - 8 hạt dẹt, bóng.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng
Vỏ, lá, hạt, hoa, tinh dầu - Cortex, Folium, Semen, Flos et Oleum Canangae Odoratae.
Nơi sống và thu hái
Cây trồng quanh nhà, trong công viên khắp nơi ở nước ta, lấy bóng mát và lấy hoa thơm. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học
Hoa chứa tinh dầu thơm rất quí gọi là ylang, ylang mùi dễ chịu. Tinh dầu chứa linalol, safrol, eugenol, geraniol, pinen sequiterpen, cadinon, benzoat benzal, các acid acetic, benzoic, formic, salicilic, valeric.
Tính vị, tác dụng
Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có tác dụng kháng sinh, có thể kích dục.
Ở Thái Lan, lá và gỗ được xem như lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
Công dụng
Vỏ sắc uống dùng trị sốt rét, cũng dùng nấu nước gội đầu cho sạch gàu. Lá giã đắp hoặc nấu nước rửa trị ghẻ, trừ sâu.
Hoa khô dùng sắc uống trị sốt rét, hoặc tán bột chữa hen, còn dùng ngâm trong dầu dừa để xức tóc.
Hạt cũng dùng chữa sốt định kỳ.
Tinh dầu hoà tan trong các chất béo được xem như có tính năng trị sốt rét.
Ở Âu châu, người ta dùng tinh dầu để chữa chứng nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao, bệnh đường ruột, bài tiết mủ, sự bất lực và lãnh đạm tình dục.
Ghi chú
Còn có một thứ khác: Ngọc lan tây dạng bụi - Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Th. var. fruticosa (Craib) J. Sinel., trồng ở Thảo cầm viên có hoa được dùng ở Thái Lan với tác dụng trợ tim, lợi tiêu hoá, bổ máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Móng bò Champion: hoạt huyết
Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm
Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Gạo: cây thuốc bổ âm
Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.
Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm
Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.
Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ
Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.
Kro: thuốc trị sốt rét
Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein
Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi
Cà muối: chữa tê thấp
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao
Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu
Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.