- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngọc lan hoa vàng, Hoàng lan, Sứ vàng - Michelia champaca L., thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, cành non có lông mềm. Lá có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu vàng rất thơm. Bao hoa gồm nhiều bộ phận không phân hoá thành đài và tràng, dài, hơi nhọn, xếp theo một đường xoắn ốc. Nhị nhiều, có chỉ nhị ngắn và dẹp. Lá noãn nhiều, rời nhau, xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi. Quả gồm nhiều đại xếp sít nhau.
Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 10.
Bộ phận dùng
Rễ, quả, vỏ thân, tinh dầu hoa, lá - Radix, Fructus, Cortex, Oleum et Folium Micheliae Champacae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc tới Malaixia. Ở nước ta, cây mọc hoang và thường được trồng. Thu hái vỏ thân, rễ quanh năm, rửa sạch thái nhỏ, phơi khô. Lá và hoa thường dùng tươi. Hoa có thể cất tinh dầu. Quả thu hái vào mùa đông.
Thành phần hoá học
Hoa chứa tinh dầu, tới 0,11%. Tinh dầu này có giá trị ngang tinh dầu hoa Hồng. Nó chứa iso-eugenol, metyl-eugenol; còn có các alcol (alcol benzylic, linalol, geraniol), và nếu cất bằng hơi nước, còn giữ được khá nhiều chất cineol. Lá cũng chứa tinh dầu. Vỏ chứa một alcaloid ít độc.
Tính vị, tác dụng
Rễ, quả có vị đắng tính mát; có tác dụng khư phong thấp, lợi hầu họng, kiện vị chỉ thống; rễ khô và vỏ rễ có tính xổ và cũng có tác dụng điều kinh. Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong, kiên vị, lợi niệu. Lá có tác dụng giải độc.
Công dụng
Vỏ cây được dùng làm thuốc trị sốt, ho, còn dùng làm thuốc điều kinh, có thể dùng làm thuốc trị sốt rét cách nhật.
Rễ khô và vỏ rễ dùng tươi dạng thuốc hãm uống để điều kinh và dùng sắc rồi thêm sữa đông đắp trị áp xe.
Hoa và quả chữa đầy hơi, buồn nôn và sốt, dùng như thuốc lợi tiểu trong chứng đau thận và trong bệnh lậu. Phối hợp với dầu Vừng làm thuốc đắp ngoài trị chóng mặt.
Hạt và quả dùng chữa nứt nẻ ở chân, hạt cũng dùng làm thuốc trị giun. Ở Malaixia và Philippin, người ta dùng thịt quả trộn với các loại thuốc khác trị bệnh phong thấp đau nhức. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và quả được dùng trị hóc xương, phong thấp, đau dạ dày.
Lá dùng nấu nước súc miệng khi bị đau yết hầu. Ở Ấn Độ, dịch lá lẫn mật ong dùng trị đau bụng. Ở Thái Lan lá dùng trị rối loạn thần kinh.
Tinh dầu được dùng làm hương liệu, làm thuốc đắp trị đau đầu, viêm mắt và thống phong.
Đơn thuốc
Trị sốt rét cách nhật: Dùng 30g vỏ hãm trong 100g nước sôi, hoặc dùng 30g vỏ cho vào 1,2 lít nước, sắc cạn còn 600ml, uống mỗi lần một ly lớn, khoảng 1 giờ trýớc và 1 giờ sau khi làm cữ.
Bài viết cùng chuyên mục
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh
Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy
Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột
Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau
Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.
Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm
Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu
Báng, cây thuốc bổ
Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
Móng rồng: lá dùng trị dịch tả
Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.
Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực
Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.
Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương
Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả
Cải củ: long đờm trừ viêm
Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.
Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ
Lộc mại: chữa viêm khớp
Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.
Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn
Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau
Ca di xoan, trị bệnh ngoài da
Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.