- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu
Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu
Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngô thù du - Tetradium rutaecarpum (A. Juss) Hartley (Euodia rutaecarpa (Juss.) Benth et Hook.), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây cao chừng 2,5 - 8m. Cành màu nâu hay tía nâu, khi còn non có lông mềm dài, khi già nhẵn. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, cả cuống và lá dài độ 15 - 35cm, mang 2 - 5 đôi lá chét có cuống ngắn; phiến lá chét dài 5 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, đầu nhọn, mép nguyên, có lông màu nâu mịn ở cả hai mặt. Hoa đơn tính, khác gốc tập hợp thành tán hay chùm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả hình cầu dẹt, dày 3mm, đường kính 6mm, thường gồm 5 mảnh, vỏ lúc chín có màu tím đỏ, trên mặt có những điểm tinh dầu.
Hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9 - 11.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Tetradii Rutaecarpi, thường gọi là Ngô thù du.
Nơi sống và thu hái
Loài của Bắc Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nuớc ta, cây mọc ở vùng Phó bảng, tỉnh Hà Giang và cũng được trồng ở các vườn thuốc. Vào tháng 9 - 10, hái quả lúc còn đang có màu xanh hay hơi vàng xanh, chưa tách vỏ, đem về phơi nắng hay sấy cho khô.
Khi dùng lấy nước đun sôi để ấm (60o - 70o) đổ vào hạt, khuấy cho nguội, thay nước sôi để ấm. Làm lại như trên 2 - 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã giập, dùng sống. Nếu muốn giảm bớt tính mạnh của nó, có thể cho thêm nước Cam thảo vào để khuấy. Sau khi sấy khô, có thể cho tẩm muối rồi giã giập để dẫn thuốc vào can thận. Cần bảo quản nơi khô ráo, đậy kín để giữ mùi thơm.
Thành phần hoá học
Quả có tinh dầu và nhiều alcaloid: evodin, evodiamin, rutaecarpin, wuchuajin, hydroxy-evodiamin, limonin, synephrin, evoden, evodinone, evogin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc; có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.
Công dụng
Chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng ỉa lỏng, cước khí, đau đầu. Còn dùng trong trường hợp mình mẩy tê đau, lưng chân yếu, cảm sốt lạnh, đau răng, miệng lưỡi lở ngứa.
Ngày dùng 1 - 3g dạng bột, hoặc 4 - 6g dạng thuốc sắc, chia 3 - 4 lần.
Đơn thuốc
Chữa nôn mửa, đi ỉa: Ngô thù du 5g, Can khương 2g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Giúp sự tiêu hoá: Ngô thù du 2g, Mộc hương 2g, Hoàng liên 1g, tất cả tán bột, trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày.
Đau nhức răng: Quả Ngô thù du tán nhỏ, ngâm rượu, ngậm lâu rồi nhổ đi.
Bài viết cùng chuyên mục
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại
Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.
Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da
Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.
Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ
Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan
Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng
Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt
Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận
Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy
Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy
Cang ấn: thuốc chữa sốt
Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn