- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ
Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ
Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nghể hình sợi - Polygonum filiforme Thunb. (Antenoron filiforme (Thunb.) Roberty et Vautier- Sunania filiformis (Thunb.) Raf.), thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Mô tả
Cây thảo lưu niên cao 40 - 100cm, thân tròn không lông. Lá mọc so le, phiến lá xoan bầu dục, dài 8 - 18cm, rộng 4 - 8cm, gân phụ 10 - 13 cặp, mỏng, không lông ở mặt trên, có lông hung ở gân mặt dưới; cuống 2 - 3cm, có lông hung; bẹ chìa 1,5 - 2cm, có lông hung. Cụm hoa bông ở ngọn và ở nách lá, dài đến 40cm, hoa nhỏ, màu hồng, có lá đài mỏng, bầu có hai vòi nhuỵ dài cong hình móc ở ngọn. Quả bế hình thấu kính lồi, nâu, bóng, cao 3,5mm.
Hoa quả tháng 10.
Bộ phận dùng
Rễ hoặc toàn cây - Radix seu Herba Polygoni Filiformis, thường gọi là Liễu tử thất hay Kim tuyến thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Hà Giang, Lạng Sơn và Thừa Thiên - Huế, trên các bãi ẩm ướt bên đường, dưới tán rừng sáng ẩm, khe núi men theo các bờ suối. Thu hái rễ cây vào mùa thu, đào về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, chát, tính mát; có tác dụng tán ứ, chỉ huyết, giải độc, lợi khí, chỉ thống.
Công dụng
Cũng như Nghể hình sợi lông ngắn, rễ dùng trị: Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ. Liều dùng: 15 - 30g rễ khô, sắc nước uống hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Toàn cây nấu nước rửa trị mẩn ngứa.
Đơn thuốc
Ở Thiểm Tây, Trung Quốc:
Đau lưng, đòn ngã tổn thương: Rễ Nghể sợi 30g, cùng rượu nhạt, sắc uống.
Đau bụng kinh, sản phụ ứ huyết sinh đau: Rễ Nghể sợi 30g, Rượu ngọt 30g, sắc nước, gia thêm đường đỏ uống.
Gẫy xương: Rễ Nghể sợi tươi tuỳ lượng, thái nhỏ, thêm rượu ngọt, đường đỏ tuỳ lượng, giã chung cho nát, cột giữ xương cho vững và đắp thuốc cố định bên ngoài.
Bài viết cùng chuyên mục
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh
Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng
Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính
Nấm mào gà, dùng trị viêm mắt
Thịt nấm có mùi vị dễ chịu, ăn ngon. Khi nấu, nước có màu vàng như mỡ gà. Được dùng trị viêm mắt, quáng gà, viêm nhiễm đường hô hấp và đường tiêu hoá
Đa Talbot, cây thuốc chữa loét
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Lương xương: trị lỵ và trục giun
Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.
Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ
Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm
Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.