Nghể đông: tác dụng hoạt huyết

2018-04-28 11:56 AM

Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nghể đông, Nghể bà - Polygonum orientale L., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc đứng cao 1 - 3m, sống hằng năm. Toàn cây có lông dày mềm. Thân phân nhánh, khá to, có các nhánh trải ra. Lá có cuống, khá lớn, dài tới 30 - 35cm, hình trái xoan hay thuôn, hơi hình tim ở gốc, nhọn mũi; bẹ chìa có lông mềm, dạng chén kéo dài, mép dạng lá, có những sợi lông mi trải ra. Hoa thành bông kéo dài, tập hợp thành ngù ở ngọn, có cuống hoa trần. Quả hình lăng kính, tù ở gốc, nhọn hoắt ở chóp.

Hoa tháng 6 - 7.

Bộ phận dùng

Quả và toàn cây - Fructus et Herba Polygoni Orientalis, quả thường có tên là Thuỷ hồng hoa tử.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở nhiều nước Á châu: Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở ruộng, nơi đất hoang ở nhiều nơi. Thu hái cây quanh năm.

Thành phần hoá học

Cây chứa hai glucosid là orientosid và orientin.

Tính vị, tác dụng

Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm. Hoa cũng có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, giảm đau.

Công dụng

Toàn cây được dùng trị thấp khớp, đau sưng đầu gối, đau đầu, đau thần kinh, đau răng, đau bụng, trẻ em bị cam tích; còn dùng trị lỵ, bệnh phong ngứa, mày đay, nhọt độc, trùng độc cắn.

Quả cũng như cây được dùng trị đau dạ dày, trướng bụng, xơ gan cổ trướng, sưng lách và trị trùng lao và lao hạch.

Thường dùng nấu nước uống trong và dùng cây tươi nấu nước rửa hoặc giã tươi đắp ngoài.

Lá và đọt non chua dùng làm rau ăn, cũng được dùng làm gia vị có vị chua.

Bài viết cùng chuyên mục

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu

Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh

Đại bi: cây thuốc khu phong tiêu thũng

Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ

Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Hoàng đàn, cây thuốc trị phong hàn

Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi vết thương chóng lành

Bướm bạc trà: trị bệnh sốt

Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.

Lạc tiên: thuốc trị ho

Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu

Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng

Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.

Cà na: bổ và lọc máu

Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh

Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính

Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Lâm bòng: thuốc trị vết thương và áp xe

Loài cây châu Á và nhiều vùng nhiệt đới khác. Gặp ở Campuchia và Nam Việt Nam. Thường mọc dọc bờ biển Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc.

Phượng: sắc nước uống trị sốt rét gián cách

Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa, thu hái vỏ và lá cây quanh năm

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn