Nghệ đen: phá tích tán kết

2018-04-30 07:40 PM
Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nghệ đen, Nghệ xanh, Nghệ tím, Ngải tím, Nga truật - Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả

Cây thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

Bộ phận dùng

Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Curcumae Zedoariae, thường gọi là Nga truật.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Himalaya, Xri Lanca, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng thân rễ vào mùa mưa. Để dùng làm thuốc, đào lấy củ từ tháng 12 đến tháng 3, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng tẩm giấm sao vàng.

Thành phần hoá học

Trong củ có 1,5% tinh dầu màu vàng xanh nhạt, sánh, có mùi giống long não, và 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Thành phần của tinh dầu chủ yếu gồm 48% sesquiterpen, 35% zingiberen, 9,6% cineol và một chất có tinh thể.

Tính vị, tác dụng

Thân rễ Nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính hơi ấm; có tác dụng phá tích tán kết, hành khí chỉ thống, khai vị hoá thực, thông kinh.

Công dụng

Thân rễ được dùng chữa: 1. Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da; 2. Đau kinh, bế kinh huyết tích, kinh nguyệt không đều; 3. Khó tiêu, đầy bụng, mửa nước chua; 4. Các vết thâm tím trên da. Rễ củ dùng như Nghệ trắng.

Ngày dùng 3 - 10g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.

Đơn thuốc

Ung thư tử cung: Dùng tinh dầu 10 - 30ml tiêm tại chỗ ngày 1 lần.

Đầy bụng: Nghệ đen, Tam lăng mỗi vị 6g, Lúa mạch 9g, vỏ Quýt 15g, sắc uống.

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính, rỉ rỉ: Nghệ đen và Ích mẫu, mỗi vị 15g sắc uống.

Chữa bỗng dưng đau bụng do khí lạnh, hoặc thường chợt đau bụng từng cơn (do tích trệ): Nga truật 2 lạng, Mộc hương 1 lạng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 g với nước giấm nhạt (theo Nam dược thần hiệu).

Ghi chú

Kỵ khai và rong kinh nhiều.

Bài viết cùng chuyên mục

Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ

Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá

Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày

Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Mộc tiền to: thuốc trị ho

Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.

Nghệ bụi: khư phong lợi thấp

Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Bướm bạc trà: trị bệnh sốt

Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng

Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn

Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt

Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.

Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc

Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn

Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ

Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy

Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức

Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù

Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh

Bìm bìm ba thuỳ, dùng đắp trị đau đầu

Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi ở đồng bằng tới độ cao 700m, khắp nước ta. Cành mang hoa; hoa quả, Có nhựa. Ở Malaixia, lá cây được dùng đắp trị đau đầu

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Nấm hương: tăng khí lực

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh

Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).