- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nghể bún: dùng trị lỵ
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nghể bún - Polygonum persicaria L., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm, có thân phân nhánh, mọc nằm hay đứng cao tới 50cm, lóng to cỡ 1cm, ở gốc thân. Lá có phiến hình trái xoan ngọn giáo, màu lục bóng và thường có điểm nâu ở mặt trên, dài 3 - 5cm, thon hẹp ở gốc thành cuống ngắn, màu trắng trắng ở mặt dưới, bẹ chìa dài, miệng có lông tơ. Bông ở nách lá và ở ngọn, dài 15 - 30cm; hoa hồng hồng; có khi trắng, xếp dày đặc trên bông, có 5 mảnh bao hoa, không có tuyến và gân; 6 nhị; bầu có 2 - 3 vòi nhuỵ. Quả bế hình thấu kính hay 3 góc, nhẵn.
Hoa tháng 1 - 5.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Polygoni Persicariae.
Nơi sống và thu hái
Cây của nhiều vùng núi cao của nhiều nước châu Âu, châu Á và Bắc Phi, Bắc Mỹ. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bờ ruộng, phát tán theo dòng nước... nhiều nơi trong nước, cũng gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam. Thu hái toàn cây quanh năm, chủ yếu là rễ, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Cây chứa 0,053% tinh dầu gồm phần lớn là các acid acetic và but yric và persicarol, chất kết tinh giống với long não; còn có 1,92% sáp chứa phytosterol tự do và acid oleic. Trong cây còn có tanin 1%, pectin 5,4%, đường 3,29%, cellulose 27,6%. Không có alcaloid hoặc saponin. Có một glucosid ílavonoid, quercetin dẫn xuất, cũng đã được phân lập.
Tính vị, tác dụng
Có tác dụng thu liễm, gột sạch và sát khuẩn.
Công dụng
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Bài viết cùng chuyên mục
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Mai cánh lõm: dùng nhuộm răng đen
Ở Campuchia khi hơ cây vào lửa có nhựa chảy ra, dùng nhựa này đặt vào chỗ răng đau, Việt Nam, thân cây đốt thành tro được dùng nhuộm răng đen.
Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc
Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau
Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao
Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu
Khôi nước: thuốc trị thấp khớp
Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Đa cua: cây thuốc trị vết thương
Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh
Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia
Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.
Cải rừng tía, làm mát máu
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Bí thơm: tác dụng khu trùng
Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi
Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém
Loa kèn trắng: làm mát phổi
Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.