- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngấy tía: dùng trị thổ huyết
Ngấy tía: dùng trị thổ huyết
Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngấy tía, Ngấy lá nhỏ, Tu lúi - Rubus parvifolius L. (R. triphyllus Thunb.) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây bụi trườn, phân nhánh nhiều, nhánh mảnh; có lông và gai cong. Lá mọc so le, thường gồm 3 lá chét; lá chét tương đối nhỏ, mặt trên không lông hay phủ lông thưa, mặt dưới đầy lông trắng nhạt hoặc xám nhạt. Lá chét cuối có thuỳ; lá kèm hẹp, cao 3 - 5mm. Ngù hoa ở ngọn, cao 4 - 5cm; hoa hồng, rộng cỡ 1cm, đài đầy lông, có gai nhỏ, cánh hoa cao 5mm, nhị nhiều; lá noãn cỡ 30. Quả hình bán cầu, màu đỏ, vị chua ngọt, ăn ngon.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 8.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Rubi Parvifolii. Thường gọi là Mao môi.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Cây mọc rải rác ở nhiều nơi ở bình nguyên, cao nguyên Bắc Bộ từ Cao Bằng tới Ninh Bình, Thanh Hoá. Thu hái toàn cây vào hè - thu (cả thân và lá), phơi khô hoặc dùng tươi, rễ thu hoạch vào mùa thu, mùa đông, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học
Lá chứa tanin, thân dây chứa ceton các loại, tanin.
Tính vị, tác dụng
Cây có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.
Công dụng
Quả ăn được, có vị ngon (Cao Bằng).
Cây dùng trị thổ huyết, đòn ngã, dao chém bị thương, phụ nữ có mang đau bụng, lỵ, trĩ, mụn ghẻ. Cành lá sắc nước rửa viêm da, thấp chẩn, giã nát đắp mụn nhọt độc.
Rễ dùng trị: 1. Cảm mạo, sốt cao, sưng hầu họng; 2. Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, gan lách sưng to; 3. Khái huyết, thổ huyết; 4. Thận viêm thủy thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu; 5. Đòn ngã ứ đau, phong thấp đau xương. Dùng rễ khô 15 - 30g, sắc nước uống. Rễ dùng ngâm rượu có công hiệu dưỡng cân hoạt huyết, tiêu sưng thũng.
Hoa vắt lấy nước bôi mặt trị tàn nhang, cành lá sắc lấy nước rửa trĩ rò, lá giã đắp mụn nhọt.
Đơn thuốc
Thấp khớp: Ngấy tía 30g, Cúc chỉ thiên 15g, Hy thiêm 10g, sắc nước uống.
Gan lách to: Ngấy tía 30g, Thóc lép (Desmodium pulchellum) 30g, sắc nước uống.
Viêm đường tiết niệu: Ngấy tía, Rau má lông, Kim tiền thảo, mỗi vị 30g, sắc uống.
Chữa ho ra máu, thổ huyết và bị thương sưng đau: Dùng Ngấy tía, Thiên thảo, Cây cứt lợn, Thanh thiên, Mạch môn, mỗi vị 20g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt
Ké lông, thuốc giải biểu thanh nhiệt
Được dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, đái dắt. Rễ dùng trị mụn nhọt lớn, Lá dùng trị lỵ, đòn ngã dao chém
Mớp lá đẹp, trị viêm khí quản
Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm thuốc cầm máu
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu
Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát
Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal
Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.
Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa
Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da
Mận rừng: trị ghẻ ngứa
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.
Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương
Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến
Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực
Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi
Kim phượng, thuốc trị sốt rét
Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh
Mạch môn, thuốc bổ phổi
Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt