Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng

2018-04-27 11:50 PM

Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngấy lá hồng - Rubus rosaefolius Sm., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả

Cây bụi sống nhiều năm có thể cao đến 2 - 3m với thân có lông mịn, có gai nhỏ, cong hay thẳng. Lá mọc so le, kép có cuống với 5 - 7 lá chét mọc đối, xoan thon, dài 2 - 4 (3 - 7)cm, rộng 1 - 2(1 - 3)cm, có lông, gân phụ 8 - 10 cặp, mép có răng kép; lá kèm hẹp, nhọn. Hoa 1 - 3 ở ngọn nhánh, thơm, có tuyến, có cuống; cuống hoa 2 - 3cm; lá đài thon nhọn, dài ra, có lông; gập xuống; cánh hoa tròn, trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều. Quả thành đầu tròn, to 2cm, màu đỏ.

Hoa tháng 4 - 5.

Bộ phận dùng

Rễ, lá - Radix et Folium Rubi Rosaefolii.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Phi, Mađagascar, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Inđônêxia, Úc và Việt Nam. Ở nước ta thường gặp ở rừng thưa, vùng núi trên 1000m ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái. Cũng thường gặp trên các đồi, rừng quanh các làng, bụi rậm. Thu hái vào mùa hè và thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, ngọt và chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, thu liễm, trừ ho, cầm máu.

Công dụng

Quả ăn được. Hoa thơm. Rễ khô dùng sắc uống chữa đau bụng (Lào Cai).

Ở Trung Quốc được dùng trị: 1. Ho do viêm phổi, ho gà, khái huyết; 2. Đau răng, mồ hôi trộm;

Đau cơ và xương, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi.

Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.

Đơn thuốc

Ra mồ hôi trộm: Rễ Ngấy lá hồng 15g, nấu canh với thịt lợn ăn.

Đau cơ xương, đòn ngã: Rễ Ngấy lá hồng ngâm rượu uống. Bên ngoài giã chồi non đắp vào vết thương.

Ghi chú

Có một thứ var. coronarius Sims gọi là Bạch trà mi phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Ninh Bình), thường được trồng lấy hoa đẹp, có nhiều cánh hoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai

Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa

Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi

Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Lan hạc đính: thuốc tiêu mụn nhọt

Ở Trung Quốc, người ta dùng thân củ để trị ho có nhiều đờm, lạc huyết đòn ngã viêm tuyến vú, ngoại thương xuất huyết.

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.

Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da

Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.

Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương

Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết

Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng

Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.

Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu

Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu

Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt

Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.

Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm

Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày

Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên

Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Mảnh bát: trị bệnh đái đường

Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.

Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt

Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.

Nấm sữa, ức chế báng nước

Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Bứa mủ vàng, làm thuốc chống bệnh scorbut

Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng sát trùng. Quả giải nhiệt, lợi mật, làm dịu và làm nhầy