- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngấy: chữa tiêu hoá kém
Ngấy: chữa tiêu hoá kém
Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngấy, Ngấy hương, Đùm đũm hương - Rubus cochinchinensis Tratt., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây bụi, mọc dựa vào cây khác, phân cành nhiều, cành vươn dài, có gai nhỏ cong về phía gốc. Lá kép có 5 lá chét, lá chét giữa lớn hơn cả; những lá ở trên có 3 lá chét hình mũi mác; mặt trên lá màu xanh, mặt dưới có lông màu trắng ngà hoặc vàng sẫm, mép lá khía răng cưa; cuống chung dài, có gai. Hoa trắng mọc thành chùm ở nách lá gần ngọn. Quả hình cầu gồm nhiều quả hạch con, màu đỏ.
Hoa quả tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Thân, lá, quả - Caulis, Folium et Fructus Rubi Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, ven các rừng vầu vùng đồi núi khắp cả nước. Thu hái thân lá quanh năm, phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Công dụng
Quả Ngấy hương ăn ngon. Lá được dùng nấu nước uống thay chè. Uống luôn thì trừ được hàn thấp, đẹp da, đen tóc, nhẹ mình, sống lâu.
Thường dùng chữa tiêu hoá kém, phù thũng, viêm gan vàng da. Liều dùng 15 - 30g hay hơn.
Dân gian dùng dây nấu nước uống và tắm chữa sản hậu, thân lá sắc uống giải nhiệt và phối hợp với các vị thuốc khác chữa đái vàng, đái buốt.
Đơn thuốc
Chữa cảm thấp, nôn mửa, gai lạnh, ăn uống không tiêu: Dùng 40 - 50g lá Ngấy khô sắc uống.
Có thể phối hợp với Gừng sống 3g và lá Sả 20g sắc uống.
Chữa phù thũng: Thân lá Ngấy hương sao vàng sắc uống phối hợp với rễ Cỏ tranh, cỏ mần trầu.
Chữa vàng da: Thân lá Ngấy hương sắc uống, cùng với thân và lá cây Vằng, liều lượng bằng nhau.
Chữa tóc khô cằn, hay rụng: Dùng quả Ngấy hương ăn và ép dầu bôi vào chân tóc hằng ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Ca cao: trị phù thũng và cổ trướng
Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla, nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu
Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát
Lê, thuốc trị lỵ
Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ
Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm
Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.
Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm
Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ
Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng
Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen
Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.
Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ
Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chua ngút dai: dùng trị giun đũa
Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.
Căm xe: trị ho ra máu
Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.
Hắc xà: cây thuốc giải độc
Cây có vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá xẻ lông chim, thân rễ phủ đầy vảy màu nâu đen bóng loáng, tạo nên hình ảnh giống như những chiếc vảy của con rắn.
Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau
Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Móng ngựa: cây thuốc
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.