- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngải thơm, trừ giun khai vị
Ngải thơm, trừ giun khai vị
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngải thơm, Thanh hao lá hẹp, Thanh cao rồng - Artemisia dracunculus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao 90cm; thân mọc thẳng đứng, mảnh, phân nhánh. Lá không cuống, nhẵn, nguyên hay hơi có răng, hình ngọn giáo dài 3 - 8cm, rộng 2 - 4mm. Cụm hoa đầu ở nách lá, cuống dài đến 1,5cm, mảnh; bao chung cao 2mm; lá bắc dày, hoa hình ống màu lục hay trắng, có lông. Quả bế nhẵn, dài 0,6mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây, lá - Herba et Folium Artemisiae Dracunculi.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Âu châu, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Xihêri, được thuần hoá ở nhiều nước. Ta có nhập trồng làm cây gia vị. Có thể trồng bằng cách tách cây vào mùa xuân và mùa thu, có thể dùng cành giâm vào mùa xuân. Cây ưa đất tốt, không ẩm ướt và cũng chịu được sáng.
Thành phần hoá học
Cây chứa chất đắng và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây là 0,3% gồm có: methyl chivacol (60 - 70%) và một ít aldehyl p-methoxycinnamic. Trong cây cũng có isocoumarin, artemedinol; cũng có rutin.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây có mùi thơm, có tác dụng trừ giun, khai vị, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá, lợi tiểu, điều kinh, gây ngủ, hạ sốt.
Công dụng
Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi.
Cây được dùng làm thuốc trị sưng viêm, đau răng và loét. Cũng dùng trị các vết cắn, vết đốt của động vật có độc. Rễ được dùng trị sâu răng.
Bài viết cùng chuyên mục
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng
Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc
Bàng hôi, cây thuốc gây sổ
Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.
Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương
Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Dướng, cây thuốc bổ thận
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô
Hồng câu: cây thuốc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.
Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun
Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng
Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ
Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.
Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh
Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Luân kế: hoạt huyết tán ứ
Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.
Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ
Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin