Ngái, tác dụng thanh nhiệt

2018-04-09 11:14 AM
Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngái - Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả

Cây có kích thước trung bình, cao 3 - 5m, có các nhánh khoẻ, lúc đầu có lông cứng màu nâu hay tái, về sau nhẵn. Lá mọc đối, ít nhất cũng là ở ngọn các nhánh, hình trái xoan ngược hay bầu dục, tù hay tròn ở gốc, có mũi ở chóp, có răng, có lông nhám ở cả hai mặt, dài 11 - 20cm, rộng 5 - 12cm, có 3 gân, hai gân bên lên đến phân nửa phiến; cuống có lông ráp, dài 15 - 30mm. Quả sung có cuống và mọc trên một nhánh ngắn đặc biệt ít khi có lá, nằm ở gốc thân và kéo ra trên mặt đất. Quả này có lông nhám, đường kính 1 - 2cm, lúc chín màu vàng. Có những thứ khác nhau có quả mọc trên thân hay ở đất, lông tái hay nâu đen, quả đỏ hay quả vàng.

Có hoa từ tháng 1 - 4.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, vỏ và quả - Radix, Folium, Cortex et Fructus Fici Hispidae.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Dương và miền Malaixia, châu Đại dương, mọc hoang ở khắp nơi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rửa rễ, phơi khô, lột bỏ lớp vỏ ngoài, dùng lớp thứ hai. Nhặt bỏ lông trên lá rồi sấy khô.

Thành phần hoá học

Có saponin.

Tính vị, tác dụng

Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn.

Công dụng

Thường dùng chữa: 1. Cảm mạo, viêm nhánh phế quản; 2. Tiêu hoá kém, lỵ; 3. Phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Cụm nhọt ở nách, đinh râu.

Liều dùng: 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa.

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng uống trị sốt rét và dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống. Nước sắc vỏ dùng trị sốt cho trẻ em. Vỏ dùng làm thuốc gây nôn. Quả chín dùng ăn có tính lợi sữa.

Ở Java và Trung Quốc, người ta cũng dùng quả làm mứt. Quả đốt thành than ngâm nước hay rượu chữa đau răng. Rễ sao vàng sắc uống điều kinh. Quả ăn sống gây ngộ độc.

Đơn thuốc

Cụm nhọt: Giã lá và quả tươi và đắp vào chỗ đau.

Đinh râu: Búp Ngái lẫn với hạt Cau giã đắp.

Đau mắt: Nhựa Ngái phết vào giấy mỏng (cắt tròn thành đồng xu) dán vào đuôi con mắt 1 - 2 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu

Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu

Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.

Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng

Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa

Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng

Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Mua núi: làm thuốc uống hạ sốt

Ở Campuchia, nhân dân ở vùng núi Đậu khấu, ở độ cao 700m thường ăn quả chín và dùng rễ làm một loại thuốc uống hạ sốt.

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ

Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau

Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc

Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh

Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn

Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.

Lương xương: trị lỵ và trục giun

Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.

Mua tép: thanh nhiệt giải độc

Cây mua tép là một loại cây thảo dược có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy

Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió

Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió

Ngút to: làm long đờm

Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Nuốt hôi: quả và lá đều có độc

Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang

Mí mắt, thuốc trị táo bón

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình