Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc

2018-04-23 11:26 AM

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngải Nhật, Mẫu hao - Artemisia japonica Thunb., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thơm, mọc nhiều năm, đứng cao 50 - 150cm. Lá không cuống, phiến thon ngược, nhỏ, dài 2 - 4cm, từ từ hẹp lên ngọn và nhánh, không lông. Chuỳ hoa mang chùm dài, hẹp, nhánh mang nhiều hoa đầu gắn một bên; hoa đầu có cuống, cao 2mm. Lá bắc có mép trong, không lông; hoa hình ống cả, hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Quả bế không có mào lông, cao 0,5mm.

Hoa tháng 9 - 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Artemisiae Japonicae, thường gọi là Mẫu hao.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc dọc đường đi, trên đất có cát nhiều nơi từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nội đến Kontum, Lâm Đồng. Thu hái vào mùa xuân hạ, mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Công dụng

Trị: 1. Cảm sốt, đau đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi); 2. Sưng amygdal, lở miệng; 3. Sốt rét; 4. Lao phổi kèm theo sốt, lao xương; 5. Huyết áp cao. Liều dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, giã cây tươi với lượng vừa đủ làm thuốc đắp trị: vết thương chảy máu, viêm mủ da, eczema, mụn nhọt, rắn độc cắn.

Cũng dùng chữa đau răng, chảy máu cam, đái ra máu, bỏng nước sôi, đau nhức do phong thấp.

Đơn thuốc

Sưng amygdal: Cây tươi Ngải Nhật 30 - 60g, thái nhỏ đun sôi uống.

Lao phổi có sốt, kéo dài thành sốt nặng: Ngải Nhật 10g, Địa cốt bì 15g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp

Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm

Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống

Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho

Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Mua thấp: thanh nhiệt giải độc

Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.

Long đởm: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.

Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt

Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Giáng hương, cây thuốc điều kinh

Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa

Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu

Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.

Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém

Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11

Mạ sưa, chữa viêm ruột

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết

Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.