Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử

2018-04-09 11:18 AM
Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngải hoa vàng, Hoàng hoa hao, Thanh hao - Artemisia annua L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, thơm, cao đến 1m; thân có rãnh, gần như không lông. Lá có phiến xoan, 2 - 3 lần kép thành đoạn hẹp nhọn, không lông. Chùy cao ở ngọn mang chùm dài, hẹp; hoa đầu cao 1,8 - 2mm; lá bắc ngoài hẹp, có lông xanh, lá bắc giữa và lá bắc trong xoan rộng; hoa hoàn toàn hình ống, cỡ 15 cái; hoa ngoài cái, hoa trong lưỡng tính. Quả bế nhẵn, cao 0,5mm, không có mào lông.

Hoa tháng 6 - 11, có quả tháng 10 - 3. Thường lụi vào tháng 5.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Artemisiae Annuae, thường gọi là Thanh hao.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở ruộng, bờ ruộng, dọc theo các làng mạc miền núi Lạng Sơn, Quảng Ninh. Hiện nay, chúng ta đã gây trồng và tạo được giống tốt cho năng suất cao

Thành phần hóa học

Cây chứa Artemisinin và tinh dầu (0,3%) gồm chủ yếu là Artemisia kenon, pinene, cineol, l-camphor.

Tính vị và tác dụng

Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược; còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu.

Công dụng

Ngải hoa vàng được dùng chữa sốt nóng khát nước, phiền nhiệt ra mồ hôi, tối nóng sáng mát, thận chưng lao nhiệt, sốt rét cơn, bệnh vàng da và bệnh ngoài da.

Ngải hoa vàng cùng các chiết xuất của nó đã được dùng chữa bệnh sốt rét từ lâu.

Ngày nay, chúng ta đã chọn được giống Ngải hoa vàng có hàm lượng artemisinin cao, có thể thu được từ 3,5 - 5kg artemisinin trên 1 tấn nguyên liệu lá. Chúng ta cũng đã sản xuất ra các mặt hàng artemisinat có hiệu quả cao trong điều trị sốt rét ác tính.

Đơn thuốc

Chữa bệnh kết hạch, sốt cơn, mồ hôi trộm, ăn uống kém: Dùng Ngải hoa vàng 8 - 16g, sắc uống.

Chữa trẻ em cảm gió, phát sốt, kinh giật: Lá Ngải hoa vàng 10g, giã nhỏ chế nước sôi vào hòa đều, gạn lấy nước cốt cho uống.

Chữa lở ghẻ ngứa gãi: Dùng Ngải hoa vàng nấu nước tắm rửa, ngâm, xát.

Bài viết cùng chuyên mục

Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim

Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu

Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con

Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng

Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng

Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu

Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ

Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.

Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ

Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.

Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy

Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Khế tàu, thuốc trị trĩ

Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Cói dùi bấc: cây thuốc nam

Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc

Khoai dái, thuốc tiêu viêm

Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu

Ba đậu: cây thuốc long đờm

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.

Kim tước chi, thuốc hạ sốt

Hoa và hạt rang lên dùng làm thuốc hạ sốt, lá dùng hãm làm trà uống và vỏ dùng sắc uống, dùng dưới dạng thuốc uống, nước rửa, nước súc miệng

Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp

Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống

Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu

Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết

Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.