- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngải đắng, Ngải áp xanh - Artemisia absinthium L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo cao 0,4 - 1m, sống dai, màu trăng trắng, phân nhiều nhánh, rất thơm. Lá dạng trứng, các lá phía dưới hai hay ba lần chia lông chim, có cuống và có lông mềm, màu lục ở trên, màu trắng trắng ở dưới. Hoa màu vàng xếp thành đầu nhỏ hình cầu, các hoa đầu này lại xếp thành chùm bên trái ra, tạo thành dạng chuỳ có lá, đế hoa có lông, lá bắc của bao chung màu lục và dạng vẩy nhiều hay ít; tất cả hoa đều hình ống. Quả bế, rất nhỏ, nhẵn, không có mào lông.
Ra hoa tháng 1.
Bộ phận dùng
Lá và phần cây trên mặt đất - Folium et Herba Artemisiae Absinthii.
Nơi sống và thu hái
Phổ biến ở châu Âu, một phần châu Á và Bắc Phi trên đất khô và ở núi. Nước ta nhập trồng ở Sapa, tỉnh Lào Cai.
Thành phần hóa học
Lá và ngọn cây mang hoa chứa tinh dầu, absinthole, những chất đắng trong đó có glucosid absinthin, artemisitin và các vết C và B6.
Tính vị và tác dụng
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ.
Công dụng
Được dùng chữa chứng đầy hơi và đau dạ dày, đau gan, huyết áp cao, ho, sốt, sốt rét gián cách; thường dùng làm thuốc trị giun sán. Dùng dưới dạng thuốc hãm, cồn chiết, rượu thuốc, còn dùng chiết làm nước uống, làm thơm rượu vang và những thức uống khác. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Ở Tuynidi, người ta còn dùng quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút, hoặc sắc uống làm thuốc trị sốt và trị cúm.
Bài viết cùng chuyên mục
Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Cà muối: chữa tê thấp
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết
Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Màn màn hoa vàng, chữa nhức đầu
Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Mua lông: trị bệnh bạch đới và ỉa chảy mạn tính
Đồng bào dân tộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng dùng lá để tắm rửa khi bị phát ban da do nhựa của cây Bangcal, thuộc chi Buchanania trong họ Đào lộn hột.
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành
Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.
Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét
Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.
Lục thảo, thanh nhiệt giải độc
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm
Đa búp đỏ, cây thuốc lợi tiểu
Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt
Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ
Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được