Ngải cứu: tác dụng điều kinh

2018-04-09 11:16 AM

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngải cứu, Thuốc cứu - Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim.

Mùa hoa quả tháng 10 - 12.

Bộ phận dùng

Phần cây trên mặt đất và lá hay Ngải diệp - Herba et Folium Artemisiae Vulgaris.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Âu Á ôn đới, mọc hoang và thường được trồng. Thu hái các ngọn cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi trong râm cho đến khô dùng dần. Nếu tán nhỏ rồi rây lấy phần lông trắng và bột, gọi là Ngải nhung dùng làm mồi cứu.

Thành phần hoá học

Trong cây có tinh dầu (0,2 - 0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, - thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin.

Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%.

Tính vị, tác dụng

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Ở Ấn Độ, người ta cho biết cây có tác dụng điều kinh, trị giun, kháng sinh và lợi tiêu hoá; rễ bổ và kháng sinh.

Công dụng

Thường dùng chữa: 1. Chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh), đe doạ sẩy thai; 2. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và các nguyên nhân khác. Dùng ngoài trị bụng lạnh đau, đau dạ dày, đau khớp, eczema, ngứa.

Cách dùng

Dùng tươi hay phơi khô tán thành bột, hãm hoặc sắc uống. Ngày dùng 6 - 10g. Thường phối hợp với Ích mẫu, Cỏ gấu để điều hoà kinh nguyệt. Phối hợp với Gừng sống trị hàn lỵ ra huyết. Phối hợp với Hà thủ ô (liều bằng nhau), Phèn phi (2/10), kẹo Mạch nha làm hoàn làm thuốc bổ máu, trị sốt rét kinh niên. Có thể trộn bột Ngải cứu với Mạch nha, mật ong làm thuốc bổ máu. Ngải cứu khô ngâm với rượu trắng hay nước cơm rượu nếp dùng uống hoạt huyết, bổ huyết. Lá Ngải cứu hơ nóng chườm bụng trị đau bụng, dùng gối đầu trị đau đầu. Nước Ngải tươi giải nóng, giải nhiệt. Có thể nấu thành cao, dùng riêng hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm

Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng

Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng

Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.

Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng

Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp

Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.

Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ

Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.

Bời lời thon, thuốc đắp trị bong gân

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Vĩnh Phú, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận. Có thể thu hái vỏ quanh năm

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Na: chữa lỵ và ỉa chảy

Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.

Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng

Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.

Ga: cây thuốc trị lỵ

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, vỏ được dùng sắc uống trị lỵ, Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc.

Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.

Na rừng, thuốc an thần gây ngủ

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước

Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp

Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết

Le lông trắng: thuốc trị sốt rét

Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.

Đậu tây: cây thuốc ổn định đường huyết

Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết, Đậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim.

Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng

Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.

Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét

Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.

Muỗm: dùng chữa đau răng

Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.