- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nắp ấm, Bình nước kỳ quan - Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, thuộc họ Nắp ấm - Nepenthaceae.
Mô tả
Cây thảo bắt côn trùng, mọc thẳng, cao 1 - 3m, có thân hình trụ rất dài, màu xanh lục nhạt. Lá có cuống nửa ôm thân và có cánh; phiến lá hình bầu dục thuôn, 5 - 7 đôi gân phụ dọc, nhiều gân ngang song song; cuống hình dải. Bình gần bằng trục, hơi phẳng ở gốc, nắp tròn, có nhiều tuyến phân phối đều ở mặt trong. Cụm hoa chuỳ mảnh mọc đứng, đực hoặc cái; xim 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài.
Ra hoa từ tháng 5 - 12, quả tháng 12.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Nepenthis Mirabilis, thường có tên là Trư lung thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài của nhiệt đới, có phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp trên đất lầy, nhiều mùn và lùm bụi một số nơi ở miền Trung nước ta, từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Minh Hải. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Công dụng
Dân gian dùng thân dây sắc uống làm thuốc trị ỉa chảy và hoa sắc nước uống thơm.
Ở Trung Quốc, dùng trị:
Viêm gan hoàng đản;
Đau loét dạ dày, hành tá tràng;
Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu;
Cao huyết áp, đái đường;
Cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết.
Liều dùng 15 - 30 (20 - 40)g khô hoặc 30 - 60 (40 - 80)g tươi, sắc uống.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Đơn thuốc
Viêm gan hoàng đản, bệnh đường tiết niệu, sỏi: Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo, đều 30g, sắc uống.
Huyết áp cao: Nắp ấm 30 - 50g, nấu xông. Có thể phối hợp với Câu đằng 9g và Hy thiêm 15g.
Ghi chú
Có một loài Nắp ấm Trung bộ - Nepenthes annamensis Macf, phân bố từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum tới Lâm Đồng, cũng được dân gian sử dụng làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng, mụn nhọt.
Bài viết cùng chuyên mục
Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt
Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn
Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt
Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng
Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu
Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc
Găng chụm, cây thuốc cầm máu
Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều
Mí mắt, thuốc trị táo bón
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Actiso
Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng
Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc
Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.
Guột, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thường mọc ở vùng đồi núi Bắc bộ và Trung Bộ của nước ta, Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch
Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt
Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Mò giấy: đắp để làm giảm đau
Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu. Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục.
Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn
Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn
Lạc thạch, thuốc trị đau lưng
Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương
A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Kính: thuốc khư phong tiêu thũng
Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.
Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.
Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu
Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.