Năng ngọt, thuốc tiêu đờm

2018-04-06 12:49 PM
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Năng ngọt, Củ nâu, Cỏ nâu bông đơn - Eleocharis dulcis (Burm. f.) Henschel (E. plantaginea- Roem. et Schult.), thuộc họ Cói - Cyperaceae.

Mô tả

Cây thảo thuỷ sinh sống nhiều năm nhờ củ nhỏ; thân hình trụ cao 30 - 40cm tới 1m, to 5 - 7mm có ngăn ngang. Lá teo nhỏ thành bẹ ở gốc. Bông hoa ở ngọn các nhánh, bằng hay rộng hơn thân, vẩy có một gân giữa và mép sậm, vòi nhuỵ chẻ 3. Quả bế tròn, bóng.

Ra hoa tháng 11 - 12.

Bộ phận dùng

Củ - Tuberculum Eleocharidis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Tân Chi nê, châu Phi. Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, mọc tập trung trên diện tích lớn ở vùng Đồng Tháp Mười. Cây phát triển mạnh ở đất phèn, trong mùa mưa, thích hợp với đất chua, có pH= 4 - 5, là cây chỉ thị vùng đất phèn.

Thành phần hoá học

Củ Năng ngọt chứa 60% tinh bột, 7 - 8% protein và một lượng đường nhất định, nếu kể chung hydrat carbon có thể tới 77%.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính mát, có tác dụng khai vị, giải độc, tiêu thức ăn và giúp ích cho dạ dày và ruột.

Công dụng

Củ thường dùng nấu canh với thịt gà, vịt. Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Côm lá thon: cây thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang trong các rừng thưa, dọc các khe suối từ Lào Cai, Quảng Ninh tới Đồng Nai, An Giang, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ làm thuốc chữa bệnh ngoài da

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai

Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.

Ngấy: chữa tiêu hoá kém

Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.

Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy

Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa

Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Cải xanh: rau lợi tiểu

Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Đại kế: cây thuốc tiêu sưng

Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Kro: thuốc trị sốt rét

Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.

Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.

Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp

Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Găng chụm, cây thuốc cầm máu

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp

Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Nghể mềm: lý khí chỉ thống

Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.