Nàng nàng: hành huyết trục ứ

2018-04-05 09:08 PM

Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nàng nàng, Tử châu, Tu hú, Bạc thau cây - Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr (C. cana L.), thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cành non hơi vuông góc, phủ nhiều lông tơ hình sao, màu tối, xám hay trắng nhạt. Lá mọc đối, phiến mỏng, có hình dạng thay đổi; mép khía răng cưa ở 1/3 chóp lá, đôi khi có các răng to và không đều nhau, mặt trên phủ lông hình sao lúc còn non, sau nhẵn, mặt dưới phủ đầy lông hình sao màu trắng bạc. Hoa họp thành xim hình cầu. Hoa màu hồng hay đỏ nhạt. Đài có 4 răng bé; tràng hình chuông, nhị thò ra ngoài; bầu nhẵn có vòi dài. Quả hạch hình cầu nhẵn, màu tía, xếp sít nhau.

Bộ phận dùng

Thân, lá và rễ - Caulis, Folium et Radix Callicarpae Candicantis.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng nhiệt đới Á châu, mọc hoang ở vùng đồi núi, ven rừng nhiều nơi khắp nước ta, gặp nhiều ở miền Trung. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học

Toàn cây có cumarin; ở lá và thân có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, tính bình; có tác dụng hành huyết trục ứ, phá khí, thông trệ, trừ đờm tích, chỉ thũng trướng, dãn nở trường vị, lợi đại tiểu tiện.

Công dụng

Là cây thuốc quen dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thương và trừ mụn nhọt. Phụ nữ huyết nhiệt kinh bế, dùng nó rất hay. Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt. Ngày dùng 4 - 8 (6 - 12g), dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ở Ấn Độ, lá, rễ và vỏ dùng trị bệnh ngoài da. Lá làm thuốc dùng trị rối loạn của bụng, dùng đắp vết thương, mụn nhọt và làm thuốc duốc cá.

Đơn thuốc

Chữa mụn nhọt, lở loét: Lá Bạc thau cây, nướng đen, tán bột rắc.

Kiện tinh, mạnh gân xương: Thân lá phơi khô, tán bột uống. Thường phối hợp với vỏ Ngũ gia bì, vỏ Gòn và cây Đau xương.

Ghi chú

Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt

Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho

Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Nghể gai, thuốc tiêu thũng

Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Chua me đất hoa hồng: tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.

Cỏ bươm bướm: dùng trị bệnh tâm thần động kinh

Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính

Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.

Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ

Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực