- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Náng: lợi tiểu và điều kinh
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Náng hay Náng hoa trắng, Tỏi lơi, Chuối nước, Đại tướng quân - Crinum asiaticum L., thuộc họ Thuỷ tiên - Amaryllidaceae.
Mô tả
Cây thảo cao lm, có hành (giò) cỡ trung bình, hình trứng, đường kính 5 - 10cm, thót lại thành cổ dài 12 - 15cm hay hơn. Lá mọc từ gốc, nhiều, hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên, mép nguyên, dài tới hơn 1m, rộng 5 - 10cm. Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dẹp dài 40 - 60cm, to bằng ngón tay, mang 6 - 12 hoa, có khi nhiều hơn, màu trắng, có mùi thơm về chiều, bao bởi những mo dài 8 - 10cm. Hoa có ống mảnh, màu lục, các phiến hoa giống nhau, hẹp, dài, 6 nhị có chỉ nhị đỏ, bao phấn vàng. Quả mọng hình gần tròn, đường kính 3 - 5cm, thường chỉ chứa một hạt.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Crini Asiatici.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ấn Độ qua Inđônêxia tới đảo Molluyc. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, dựa rạch, cũng thường trồng làm cảnh; người ta thường tách các hành con để trồng.
Để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận khác nhau của cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Các bộ phận của cây, nhất là hành chứa lycorin. Rễ cây chứa alcaloid harcissin (lycorin), vitamin và các hợp chất kiềm có mùi hôi của tỏi. Hạt chứa lycorin và crinamin.
Tính vị, tác dụng
Hành của Náng có vị đắng; có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh. Lá làm long đờm.
Trong y học Đông phương, người ta xem Náng có vị cay, tính mát, có độc; có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Hành của nó có vị đắng, hôi, tính nóng; có tác dụng khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Công dụng
Toàn cây dùng trị: 1. Đau họng, đau răng; 2. Đinh nhọt, viêm mủ da, loét ở móng, ở bàn chân; 3. Đòn ngã tổn thương, đau các khớp xương; 4. Rắn cắn. Ngày dùng 3 - 10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng hành của cây để trị chứng thiếu mật và những rối loạn đường tiết niệu. Lá được dùng đắp trị bệnh ngoài da và làm tan sưng.
Đơn thuốc
Bong gân, sai gân khi bị ngã, đau các khớp xương, dùng lá Náng tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại.
Hoặc dùng 10 lá Náng, 10g lá Dây đòn gánh, 8g lá Bạc thau, giã đắp.
Mụn nhọt, rắn cắn, bệnh ngoài da, trĩ ngoại, giã lá Náng tươi đắp, hoặc ép lấy nước uống.
Gây nôn, làm toát mồ hôi, làm long đờm, dùng hành ép lấy nước, pha loãng uống.
Ghi chú
Nếu ăn phải hành của Náng, hoặc uống nước ép đặc sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mạch nhanh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể cao, thì giải độc bằng nước trà đặc hoặc dung dịch a cid tannic 1 - 2%. Hoặc cho uống nước đường, nước muối loãng; cũng có thể dùng giấm với nước Gừng (tỷ lệ 2 : 1) cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Liễu: khư phong trừ thấp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Nấm sò: thư cân hoạt lạc
Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.
Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho
Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu
Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày
Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng
Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc
Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp
Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt
Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Muồng lá ngắn, cây thuốc
Loài phân bố ở Đông Nam Á châu. Có ở Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, khá phổ biến ở các nước Đông dương. Thường gặp trong các savan và rừng thưa
Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi
Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.