- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nam sa sâm: trị ho ra máu
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nam sa sâm, Sa sâm lá vòng - Adenophora tetraphylla (Thunb.) Fisch (A. verticillata (Pall.) Fisch) thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ dày, dạng con thoi, có thân thẳng, nhẵn, khía rãnh, cao 0,30 - 1,40cm. Lá mọc từ gốc, có cuống, tròn, khía tai bèo, các lá ở thân mọc vòng 4, hay mọc đối, gần như không cuống, xoan ngọn giáo, có răng, dài tuỳ theo độ cao 3 - 10cm rộng 1 - 2cm. Hoa màu lam, thành chuỳ gồm nhiều chùm mọc vòng, ít hoa, có cuống hoa dạng sợi. Quả thòng, dạng quả mọng, hình trống hay hơi cụt ở ngọn, bao bởi lá đài tồn tại, có 3 ô, nở thành 3 mảnh. Hạt dạng bầu dục, dẹp, bóng, vàng vàng.
Hoa tháng 6.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Adenophorae Tetraphyllae, thường gọi là Nam sa sâm.
Nơi sống và thu hái
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, đồ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng thanh phế tá hoả, dưỡng âm, chỉ khái.
Công dụng
Thường dùng trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Ở Trung Quốc, Nam sa sâm được dùng trị: 1. Viêm khí quản cấp tính và mạn tính; 2. Phế ung khái huyết; 3. Âm hư phát nhiệt; 4. Ho khan; 5. Hầu họng sưng đau.
Liều dùng
8 - 10g, sắc uống. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo
Bùi tròn, tiêu sưng giảm đau
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Na leo, chữa cam sài
Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Loa kèn trắng: làm mát phổi
Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu
Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric
Lan quạt lá đuôi diều, thuốc trị nhiễm đường niệu
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân
Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.
Cà trời: hạt để trị đau răng
Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Muồng lá ngắn, cây thuốc
Loài phân bố ở Đông Nam Á châu. Có ở Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, khá phổ biến ở các nước Đông dương. Thường gặp trong các savan và rừng thưa
Cải rừng tía, làm mát máu
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở
Mỏ sẻ, chữa ho
Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Na: chữa lỵ và ỉa chảy
Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Đa cua: cây thuốc trị vết thương
Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.
Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng
Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.