Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

2018-04-06 12:53 PM
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nấm cỏ tranh hay Nấm trắng - Agaricus campestris L. ex Fr.. (Psalliota campestris (L.) Quél) thuộc họ Nấm mỡ - Agaricaceae.

Mô tả

Mũ nấm lúc đầu tròn, mép dính chặt vào cuống, hình thành một bao riêng, sau lồi lên, mũ có dạng bán cầu dẹp, có màu trăng trắng hoặc nâu nhạt. Mặt mũ nhẵn bóng, dạng sợi. Thịt trắng, đôi khi hơi hồng (màu trắng ra ngoài không khí trở thành màu hồng) rồi nâu. Cuống nấm hình trụ, khi còn non ngắn, mập, lúc già kéo dài ra, nhẵn, màu trắng. Khi bao riêng tách, nó tạo thành một vòng dạng màng, màu trắng trên cuống. Phiến rơi, màu trắng sau biến thành màu đỏ thịt và cuối cùng là màu nâu tím sẫm. Bào tử hình bầu dục, màu nâu.

Thường gặp tháng 1 - 10.

Bộ phận dùng

Thể quả - Agaricus.

Nơi sống và thu hái

Nấm mọc trên đất nhiều mùn, bờ ruộng hay bãi cỏ lâu năm có cỏ tranh và các loại cỏ, có khi trên đất bón phân ngựa, thuờng gần chuồng nuôi gia súc ở nhiều nơi ở Bắc Bộ: Hà Bắc, Hà Tây, Lạng Sơn, Nam Hà.

Tính vị, tác dụng

Bổ, nhuận tràng, kích dục.

Công dụng

Nấm này có mùi và vị của Hồi hương rất dễ chịu, khi xào ăn rất ngon. Dịch của nấm chứa một chất chịu nóng làm tăng cường sức co thắt của tim động vật.

Ở Trung Quốc, Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu.

Ghi chú

Loài Nấm mỡ - Agaricus bisporus (J. Lange) Singer mọc trên đất, trên đất phân vào tháng 1 - 3 ở nhiều nơi ở Hà Nội, Thái Bình, Hoà Bình cũng có quả thể ăn ngon. Nay cũng được trồng ở Đà Lạt.

Bài viết cùng chuyên mục

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng

Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.

Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện

Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.

Mui: trị viêm phế quản

Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.

Đảng sâm: cây thuốc bổ

Đảng sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, thân leo, có củ. Củ đảng sâm là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, phân nhánh, màu vàng nhạt.

Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy

Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị

Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng

Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai

Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.

Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư

Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.

Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm

Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh

Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu

Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị

Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Bướm bạc lá: rửa các vết thương

Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.

Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc

Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau

Cầy: chữa no hơi đầy bụng

Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím

Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương

Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống

Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp

Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.