- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Na rừng, thuốc an thần gây ngủ
Na rừng, thuốc an thần gây ngủ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Na rừng, Dây xưn xe, Nắm cơm, Ngũ vị nam - Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance), thuộc họ Ngũ vị - Schisandraceae.
Mô tả
Dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải.
Lá bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn. Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một quả Na to.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Kadsurae Coccineae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng núi cao Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì) đến Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cũng phân bố ở Trung Quốc, Lào. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng.
Công dụng
Quả ăn được. Quả rang lên làm thuốc an thần gây ngủ. Rễ dùng trị: 1. Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; 2. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau; 3. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú. Liều dùng 15-30g rễ khô sắc nước uống.
Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu
Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.
Quao nước: làm thuốc điều kinh
Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.
Cải soong: trị chứng ăn mất ngon
Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.
Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa
Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu
Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
Mơ tam thể, chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu
Nhân dân ta quen dùng lá Mơ Tam thể để chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá Mơ Tam thể thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy
Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính
Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Bùm sụm, chữa đau nhức lưng
Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Cà độc dược gai tù, ngăn suyễn giảm ho
Cũng dùng như Cà độc dược. Hoa cũng được dùng làm thuốc hút như các loại Cà độc dược khác
Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ
Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính
Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun
Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích